Tác giả
: LÊ NGỌC THÔNG, ThS
 PHẠM THỊ HUYỀN, CN
Tên tài liệu
: Thực vật học và phân loại thực vật
Số trang
: 11
Ngày in
: 09-Aug-17
Dung lượng
: 155648
Tài liệu được lưu lần cuối
: 09-Aug-17
Người lưu
: PT

 
 
·        Tên môn học:    Thực vật học và phân loại thực vật
·        Mã môn học: 202416
·        Bộ môn/ Khoa quản lý: Bộ môn Sinh học – Khoa khoa học
·        Nhóm môn học:             Đại cương
·        Tính chất môn học:        bắt buộc
·        Bố trí giảng dạy:             năm thứ nhất, học kỳ II
·        Số tiết giảng dạy:      Tổng số: 45.   Lý thuyết 30,    thực hành 15
·        Tổng số bài /chương:    
·        Tổng số bài trong năm: , học kỳ II
·        Số bài trong tuần:        
·        Mô tả tóm tắt nội dung môn học: 
Tế bào thực vật, các loại mô thực vật , hình thái ngoài, cấu tạo giải phẫu của các cơ quan thân, rễ, lá , sự hấp thu các chất, sự sinh trưởng và chất điều hoà sinh trưởng, phân loại học, phân loại giới thực vật và ích lợi của thực vật.
sinh viên có kiến thức tổng quát về phân loại,cách đặt tên, vị trí các nhóm, ngành TV và các đại diện trong hệ thống phân loại giới TV bậc cao, hiểu được hình thái và cấu tạo giải phẫu của tế bào, mô TV,cơ quan sinh sản, cơ quan sinh dưỡng, sự hấp thu và vận chuyển các chất trong cây, chất sinh trưởng TV, tầm quan trọng thực vật trong sinh giới.
mô tả, nhận diện được một số thực vật, có kiến thức thực vật học theo nội dung và mục tiêu tổng quát của chương trình học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trồng trọt, nhân giống ,bảo quản ,cấy mô.
-         Kiến thức: phân loại, mô tả hình thái, cấu tạo thực vật
-         Hiểu biết: ý nghĩa, phương pháp phân loại, biết phân loại. phân tích hình thái, cấu tạo giải phẫu.
-         Ứng dụng: thực hiện các mẫu tiêu bản TV, nhận xét phân tích đánh giá mẫu…Phương hướng nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn.
-         Tổng hợp: hiểu về thực vật, về các thành tựu từ thực vật: trong cuộc sống, nông nghiệp, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, dược liệu.Từ đó có hướng sử dụng, khai thác và bảo vệ thực vật.
SHĐC ­A1.
 
 

Mục
Số
tiết
Số
bài
Các mục tiêu cụ thể
Phương pháp giảng dạy
Tương quan của chương đối với môn học
1
2
3
4
5
6
Lý thuyết
Tế bào thực vật và các loại mô
5
2
-Thành phần tế bào
-Vị trí, chức năng các loại mô
- Tế bào xây dựng nên mỗi loại mô khác nhau như thế nào?
Chương quan trọng, kiến thức nền tảng, phương pháp dạy thích hợp nhất cho chương này là giảng viên truyền đạt kiến thức hệ thống lôgic kết hợp hỏi đáp sinh viên.
Là kiến thức nền để hiểu và lĩnh hội kiến thức những chương sau hiệu quả.
Các hình thức sinh sản ở thực vật
3
1
- Hiểu được các hình thức sinh sản ở thực vật.
-Kết luận được mỗi hình thức sinh sản có ở loại thực vật nào? Ý nghĩa và áp dụng các hình thức sinh sản vào sản xuất như thế nào?
Đây là kiến thức sinh viên đã biết ít nhiều thông qua thực tế trong cuộc sống, báo trí, truyền hình… Vì vậy SV làm việc theo nhóm 10 – 15 người thuyết trình, nhận xét thảo luận với nhau.
GV: nhận xét và đưa ra kiến thức chuẩn cuối cùng.
Liên quan mật thiết đến cấu tạo hoa, thân, lá, rễ.
 
 
 
 
                           
Vai trò của thực vật đối với con người và môi trường. Thành tựu sinh học.
2
1
-Vai trò của thực vật: đối với con người: lương thực, chữa bệnh…đối với nền nông nghiệp, công nghiệp, đối với bảo vệ môi trường.
-Những biện pháp gìn giữ, phát triển tài nguyên thực vật.
- Báo cáo seminar
Có kiến thức tổng quát về ích lợi của TV từ đó yêu thích môn học.
Hình thái và cấu tạo giải phẫu rễ cây
2
1
- Hiểu được các hình dạng ngoài, những biến đổi của rễ.
-Các loại mô trong các loại rễ cây.
-Báo cáo seminar phần hình thái, sự thích nghi
-Giảng viên giới thiệu phần cấu tạo
Liên quan đến phân loại,cấu tạo, vai trò của rễ.
Hình thái và cấu tạo giải phẫu thân cây
2
1
-Nắm bắt được các hình dạng ngoài, những biến đổi của thân
-Các loại mô trong các loại thân cây.
-Báo cáo seminar phần hình thái, sự thích nghi
-Giảng viên giới thiệu phần cấu tạo
Liên quan đến phân loại, vai trò của thân.
Hình thái và cấu tạo giải phẫu lá cây
1
1
-Nắm bắt được các hình dạng ngoài, những biến đổi của lá
-Các loại biến đổi của lá cây.
-Báo cáo seminar phần hình thái, sự thích nghi
-Giảng viên giới thiệu phần cấu tạo
Liên quan đến tế bào, mô, vai trò của lá.
Thành phần, cấu tạo hoa. Sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật hạt kín
3
1
-Thành phần của hoa.
-Các loại hoa, sự sắp xếp hoa trên phát hoa.
-Các kiểu thụ phấn,thụ tinh
Sinh viên thảo luận nhóm tại lớp (15 phút).
 Giảng viên nhận xét và đưa ra kết luận, kiến thức chuẩn.
Liên quan đến các hình thức sinh sản, các loại quả, phân loại, vai trò thực vật.
Các loại quả, sự phát tán của quả và hạt.
2
1
-Sự hình thành quả.
-Thành phần của quả.
-Các loại quả
-Sự phát tán của quả, hạt. ý nghĩa của sự phát tán.
Sinh viên thảo luận nhóm tại lớp (15 phút)
Giảng viên nhận xét và đưa ra kết luận kiến thức chuẩn.
Liên quan đến các loại hoa, phân loại, vai trò thực vật.
 
Phân loại thực vật
10
6
-Lịch sử, ý nghĩa và phương pháp phân loại
-Đặc điểm thực vật bậc thấp
-Đặc điểm thực vật bậc cao
Chia nhóm sinh viên từ buổi học đầu tiên, phân cho mỗi nhóm tìm hiểu về một nhóm thực vật.
Trong buổi học:SV báo cáo seminar,.
GV nhận xét và đưa ra kiến thức chuẩn.
Hình thái, cấu tạo thân, rễ, lá, hoa, quả.
Thực hành
Quan sát các loại tế bào, các loại mô.
5
1
-Nhận dạng các loại tế bào ở các loại mô khác nhau. Nhận xét giống và khác.
-GV hướng dẫn phương pháp, SV tự tiến hành quan sát và nhận xét.
-Cuối buổi làm bài thu hoạch.
Các kỹ thuật thao tác cơ bản đối với môn học thực vật.
Cấu tạo rễ cây
5
 
-Tìm hiểu các loại mô có trong cơ quan, sự sắp xếp các mô này
GV hướng dẫn phương pháp, SV tự tiến hành quan sát và nhận xét.
-Cuối buổi làm bài thu hoạch.
Cấu tạo rễ cấp 1 và cấp 2.
Cấu tạo các loại thân, lá cây
5
 
-Tìm hiểu các loại mô có trong cơ quan, sự sắp xếp các mô này
GV hướng dẫn phương pháp, SV tự tiến hành quan sát và nhận xét.
-Cuối buổi làm bài thu hoạch.
Cấu tạo thân và lá.
Hình thái rễ, thân, lá, hoa, quả
5
 
-Quan sát các loại rễ, thân, lá, hoa, quả. Sự sắp xếp lá, hoa, quả trên cành, thân cây.
GV hướng dẫn phương pháp, SV tự tiến hành quan sát và nhận xét.
-Cuối buổi làm bài thu hoạch.
Cấu tạo hoa và quả.
Phân loại một số cây đại diện.
5
 
-Quan sát cây đầy đủ rễ, thân, lá, hoa quả. Phân loại và nhận xét về hình thái cấu tạo.
 ( như trên)
- nộp tiêu bản
Cách làm tiêu bản thực vật, cách đọc tên và phân loại thực vật
Kiểm tra
5
 
 
Nhận xét, đánh giá
 
Củng cố cho phần lý thuyết.

Tên bài học 1: Tế bào thực vật
Hoạt động
1 tiết. khảo sát kiến thức bằng hỏi đáp kiến thức về tế bào nói chung và tế bào thực vật nói riêng.
Giảng và giải thích kiến thức chi tiết và sâu rộng hơn về tế bào thực vật.
Nội dung
-Đặc điểm chung của một tế bào
-Tế bào thực vật có những đặc điểm khác, thêm và ý nghĩa của sự khác biện này.
Trước khi học
Đặt câu hỏi mở để sinh viên nhớ lại kiến thức đã biết về tế bào.
Sinh viên trả lời. Hỏi thêm một số kiến thức chi tiết sâu rộng về tế bào thực vật, gọi 3-5 sinh viên để khảo sát mặt bằng kiến thức từ đó có cách truyền đạt kiến thức mới thích hợp.
Sau khi học
Đưa ra câu hỏi là câu kết luận kiến thức về tế bào: Bản chất của sự khác biệt trong các tế bào thực vật là đặc điểm nào? Sự khác biệt này liên quan mật thiết tới…..
Phương pháp và phương tiện
-Nêu câu hỏi nhằm kích thích sinh viên nhớ lại kiến thức đã biết.
-Truyền đạt kiến thức mới bằng chiếu slide hình ảnh, mô hình về tế bào thực vật.
-Phương tiện: máy chiếu projector, laptop, micro.
Tổ chức và thực hiện
Trong lớp học. Sinh viên thảo luận bài trong lớp, nêu câu hỏi .
 Thời gian sau đó giảng viên truyền đạt kiến thức theo hệ thống và logic.
Tên bài học 2: Các loại mô thực vật
Hoạt động
4 tiết. Giảng và giải thích các loại mô.
Hỏi sinh viên: cấu tạo của mỗi loại mô có ý nghĩa, chức năng gì và vị trí của chúng thích hợp là ở những cơ quan nào?
Nội dung
-Các loại mô
-Đặc điểm
-Chức năng
-Vị trí
Trước khi học
Đã học và đọc tài liệu về tế bào thực vật:
Phạm Thị Huyền, Lê Ngọc Thông, 2007,bài giảng TVH và PLTV .Tủ sách Đại học Nông Lâm
Sau khi học
Chia nhóm, đưa đề tài làm seminar cho sinh viên.
Sinh viên chuẩn bị bài để buổi sau lên trình bày seminar.
 
Phương pháp và phương tiện
-Giảng, hỏi, trả lời và giải đáp.
-Truyền đạt kiến thức mới bằng chiếu slide hình ảnh, mô hình về các loại mô thực vật.
-Phương tiện: máy chiếu projector, laptop, micro .
Tổ chức và thực hiện
Học trong lớp.

 

Hoạt động
3 tiết. Sinh viên làm việc theo nhóm thảo luận.
Giáo viên nhận xét, kết luận
Nội dung
-Các hình thức sinh sản vô tính (tự nhiên và nhân tạo)
-Các hình thức sinh sản hữu tính, con người tác động vào quá trình này như thế nào?
Trước khi học
Chia nhóm, đọc tài liệu về các hình thức sinh sản: Phan Nguyên Hồng, Hoàng Thị Sản, 2005, Thế giới cây xanh quanh ta.NXBGD
Sau khi học
Hệ thống kiến thức đã lĩnh hội được.
 
Phương pháp và phương tiện
Trình bày ý kiến của nhóm, thảo luận, hỏi đáp.
Truyền đạt kiến thức mới bằng chiếu slide hình ảnh, mô hình về tế bào thực vật.
-Phương tiện: máy chiếu projector, laptop, micro.
Tổ chức và thực hiện
Học trong lớp

 

Hoạt động
2 tiết. Chia nhóm thảo luận và trình bày ngay tại lớp
GV đưa ra các chủ đề, câu hỏi gợi ý, sau cùng là nhận xét và kết luận.
Nội dung
-Vai trò của thực vật trực tiếp đến đời sống hàng ngày
- Vai trò của thực vật đến nền nông nghiệp
- Vai trò của thực vật đến nền công nghiệp, thủ công mỹ nghệ.
- Vai trò của thực vật trực tiếp đến môi trường sống.
-Những thành tựu công nghệ sinh học đã, đang phát triển ảnh hưởng đến đời sống và môi trường.
Trước khi học
Chia nhóm, đọc tài liệu về vai trò và thành tựu thực vật: Phan Nguyên Hồng, Hoàng Thị Sản, 2005, Thế giới cây xanh quanh ta.NXBGD
Sau khi học
Viết bài nhận xét, ý kiến đề xuất để sử dụng và bảo vệ tài nguyên thực vật.
Đưa ra những hướng nghiên cứu trong tương lai. (khuyến khích)
Phương pháp và phương tiện
-Thảo luận, trình bày và hỏi đáp.
-Phương tiện: máy chiếu projector, laptop, micro
Tổ chức và thực hiện
Trong lớp học

Hoạt động
5 tiết. Sinh viên báo cáo seminar về hình thái rễ, thân, lá. Sự thích nghi và những biến đổi với môi trường sống.
Giáo viên giảng và giải thích cấu tạo giải phẫu của rễ, thân lá
 
Nội dung
-Các loại rễ cây; hình thái cấu tạo, sự thích nghi.
- Các loại thân cây; hình thái cấu tạo, sự thích nghi.
- Các loại lá cây; hình thái cấu tạo, sự thích nghi.
 
Trước khi học
Chuẩn bị seminar . Tài liệu http//www.google.com.vn
Sau khi học
Hệ thống kiến thức.
Phương pháp và phương tiện
Seminar, thảo luận, hỏi đáp.
Truyền đạt kiến thức mới bằng chiếu slide hình ảnh, mô hình về rễ, thân, lá thực vật.
-Phương tiện: máy chiếu projector, laptop, micro.
Tổ chức và thực hiện
Trong lớp học

Hoạt động
5 tiết Chia nhóm thảo luận và trình bày ngay tại lớp
GV đưa ra các chủ đề, câu hỏi gợi ý, sau cùng là nhận xét và kết luận.
Nội dung
-Thành phần cấu tạo hoa, các loại hoa, sự sắp xếp hoa trên phát hoa
-Các kiểu thụ phấn, tác nhân tham gia vào quá trình thụ phấn
-Quá trình thụ tinh
-Sự tạo quả, hạt.
-Sự phát tán quả, hạt. Cách bảo quản quả, hạt.
-Sự nảy mầm của hạt.
Trước khi học
Chia nhóm, đọc tài liệu về hoa, quả, hạt … Phạm Thị Huyền, Lê Ngọc Thông, 2007,bài giảng TVH và PLTV .Tủ sách Đại học Nông Lâm
Sau khi học
Phân tích một hoa, quả, hạt …
Phương pháp và phương tiện
-Thảo luận, trình bày và hỏi đáp.
-Phương tiện: máy chiếu projector, laptop, bảng…
Tổ chức và thực hiện
Trong lớp học

Hoạt động
10 tiết. Sinh viên báo cáo seminar, thảo luận.
GV nhận xét, kết luận
Nội dung
- Lịch sử phân loại sinh giới, phân loại thực vật
- Tìm hiểu về thực vật bậc thấp (Tảo - Algae)
- Tìm hiểu về thực vật bậc cao (thực vật có phôi)
 + Hình thái, cấu tạo, chu kỳ sống ngành Rêu - Bryophyta
 + Hình thái, cấu tạo, chu kỳ sống ngành Dương xỉ - Pteridophyta
 
 + Hình thái, cấu tạo, chu kỳ sống ngành Hạt trần - Gymnospermae
 + Hình thái, cấu tạo, chu kỳ sống ngành Hạt kín - Angiospermae
Trước khi học
Chuẩn bị seminar .Tài liệu :Phạm Thị Huyền, Lê Ngọc Thông, 2007,bài giảng TVH và PLTV .Tủ sách Đại học Nông Lâm
Sau khi học
Hệ thống kiến thức
Phương pháp và phương tiện
Seminar, thảo luận, hỏi đáp.
Truyền đạt kiến thức mới bằng chiếu slide hình ảnh, mô hình về phân loại thực vật.
-Phương tiện: máy chiếu projector, laptop, micro .
Tổ chức và thực hiện
Trong lớp học

Lý thuyết   10đ (trong đó 30% xêmina hoặc kiểm tra và 70% kiểm tra hết môn bằng trắc nghiệm)
Thực tập 10đ ( kiểm tra kiến thức và kỹ năng phòng thí nghiệm )
6. TIÊU CHUẨN GIẢNG VIÊN
Kinh nghiệm 5 năm trở lên chuyên ngành sinh học
-         Ngày biên soạn: 15 /8 /2007
-         Nhóm tác giả:     Phạm Thị Huyền - Lê Ngọc Thông
- Hoàng Thị Sản, 2006, Thực hành phân loai thực vật .NXBGD
- Nguyễn Bá,2003, Hình thái học thực vật, NXBĐH & THCN
- Phạm Thị Huyền, Lê Ngọc Thông, 2007, bài giảng Thực vật học và phân loai thực vật.Tủ sách Đại học Nông Lâm
- Phan Nguyên Hồng, Hoàng Thị Sản, 2005, Thế giới cây xanh quanh ta.NXBGD
- Võ Văn Chi,1978, Phân loại học thực vật bậc cao .NXBĐH & THCN
 
-         Bộ môn: Sinh học
 
 
 
-         Hội đồng Khoa học Khoa

Số lần xem trang: 2424
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018

Trang liên kết

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : một bốn hai sáu bốn

Xem trả lời của bạn !