CHUẨN ĐẦU RA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Kiến thức
Nhằm đào tạo kỹ sư bảo vệ thực vật có nhiệm vụ:
- Xác định, đánh giá và đưa ra giải pháp kỹ thuật cho các vấn đề bảo vệ thực vật trong sản xuất cây trồng.
- Cải thiện thu nhập của nông dân
- Cải thiện và sản xuất cây trồng bền vững
- Phát hiện, phát triển, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật mới, phòng trừ dịch bệnh mới
- Đánh giá kết quả nghiên cứu, chuyển giao
- Bảo vệ môi trường, bao gồm thực hiện nông nghiệp bền vững
- Quản lý sản xuất cơ bản; tiếp thị, mua bán nông sản, nông dược
Sinh viên được trang bị những kiến thức sau:
- Các tiến trình liên quan đến sản xuất cây trồng: sản xuất cây non (hữu tính, vô tính), trồng cây, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật( quản lý sâu bệnh hại), thu hoạch, sau thu hoạch
- Sử dụng bền vững đất và hệ thống cây trồng
- Các môn hổ trợ sản xuất cây trồng và thu nhập của nông dân: Phát triển nông thôn; quản lý nông trại; quản lý đất, nước; sử dụng máy nông nghiệp; xây dựng và quản lý dự án; kinh tế học
- Các kiến thức chuyên môn về đề tài nghiên cứu ứng dụng; về điều kiện bản địa; về phương tiện nghiên cứu, về thống kê sinh học
- Các nguyên lý ToT, giảng dạy ngoài đồng( lớp học nông dân ngoài đồng, lớp học không chính qui)
- Có trình độ tiếng Anh theo chuẩn B1 CEFR (Châu Âu)
2. Kỹ năng
- Ứng dụng kiến thức đã học
- Giao tiếp, làm việc nhóm và làm việc độc lập
- Tự học nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn
- Kỹ năng giải quyết vấn đề kỹ thuật liên quan đến bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường và hướng dẫn về sản xuất bền vững
- Kỹ năng nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường đồng thời góp phần phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới hiện đại, bền vững của Việt Nam.
- Tổ chức và quản lý dịch bệnh và bảo vệ thực vật (sản xuất cây trồng, kế hoạch, dự án).
- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng trong nhiều điều kiện khác nhau (về trang bị, phương pháp).
- Phương pháp nghiên cứu (lấy mẫu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu).
- Viết báo cáo khoa học
- Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mền nghiên cứu chuyên dụng
- Biên soạn tài liệu kỹ thuật, tập sách, bản tin về khuyến nông giao tiếp.
- Khuyến nông không chính quy (điểm trình diễn, lớp học nông dân ngoài đồng, hội chợ)
- Ngoại ngữ (tiếng Anh) chuyên ngành.
- Biên dịch từ ngữ khoa học sang tù ngừ thông dụng.
3. Thái độ, hành vi:
- Nhận thức đúng đắn chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong các lĩnh vực: Chính trị, Giáo dục, Môi trường, Kinh tế, An ninh, Quốc phòng.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và nhân cách toàn diện con người mới Xã Hội chủ nghĩa
- Có ý thức trách nhiệm, tôn trọng pháp luật của nguời công dân; có đạo đức, thái độ và tác phong đúng đắn của một cán bộ chuyên ngành được đào tạo
- Có tinh thần tập thể và làm việc tập thể
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết giải quyết các tình huống theo hướng tích cực; biết đúc kết kinh nghiệm để hoàn thành kỹ năng tư duy sáng tạo trong nghề nghiệp.
Như vậy, mức kiến thức và kỹ năng sau cùng của sinh viên tốt nghiệp, được xác định như sau:
(1) Áp dụng và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
(2) Cải thiện sản xuất cây trồng bằng áp dụng kỹ thuật nông nghiệp kết hợp các giải pháp kinh tế và tiếp thị, từ đó nâng cao thu nhập của nông dân
(3) Làm việc độc lập và làm việc nhóm để xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất cây trồng/ bảo vệ thực vật.
(4) Tự học để nâng cao kiên thức.
(5) Thực hiện nghiên cứu khoa học ứng dụng.
(6) Đề xuất vấn đề/ giải pháp và đóng vai trò chỉ đạo để đạt mục tiêu đề ra - có năng lực cơ bản của một nhà quản lý.
(7) Huấn luyện các thành viên, nhóm ở các cấp độ khác nhau về sản xuất cây trồng/ bảo vệ thực vật.
(8) Hợp tác với ngành chuyên môn khác.
(9) Có trách nhiệm với xã hội cộng đồng liên quan đến nghề nghiệp - thực hiện đúng pháp lệnh ngành nông nghiệp.
4. Việc làm sau khi tốt nghiệp:
Cơ hội học tập tiếp tục: kỹ sư tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật có thể tiếp tục học Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngàng liên quan như: Trồng trọt, bảo vệ thực vật, Nông hóa thổ nhưỡng, Di truyền giống cây trồng.
Kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật có thể làm việc tại nhiều nhóm cơ quan liên quan có thể chia làm 3 nhóm chính:
- Nghiên cứu, giảng dạy: công tác chủ yếu tai trường đại học, cao đẳng, các Viện, trung tâm nghiên cứu.
- Quản lý nhà nước về Bảo vệ thực vật: công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật như: Ban nông nghiệp xã, phòng nông nghiệp quận/huyện, các Sở nông nghiệp, cơ quan bảo vệ thực vật, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn..
- Các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh - dịch vụ bảo vệ thực vật : kỹ sư tốt nghiệp ngành bảo vệ thực vật có thể công tác tại các cơ quan/ doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất kinh doanh các dịch vụ bảo vệ thực vật (các công ty sản xuất – kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật…).
Số lần xem trang: 4180
Điều chỉnh lần cuối: 14-09-2018