Tác giả
: Nguyễn Văn Kế
Tên tài liệu
: Cây ăn quả nhiệt đới
Số trang
: 20
Ngày in
: 17-Aug-09
Dung lượng
: 273408
Tài liệu được lưu lần cuối
: 17-Aug-09
Hiệu chỉnh bởi
: PT

§           Tên môn học: Cây ăn quả nhiệt đới
§           Mã môn học: 204401
§           Bộ môn/ khoa quản lý: khoa Nông Học
§           Nhóm môn học: chuyên ngành
§           Tính chất môn học: bắt buộc
§           Bố trí giảng dạy: năm thứ 3 học kỳ 6
§           Số tiết giảng: tổng số: 60. Lý thuyết 55, thực hành tham quan: 5 
§           Tổng số chương/ môn học: 11
§           Số bài trong tuần: 1-2
§           Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Gồm hai phần, đại cương và chuyên khoa
-       Phần đại cương: giới thiệu tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá trị dinh dưỡng của các lọai quả nhiệt đới, tài nguyên giống quả trong nước, triển vọng và khả năng phát triển cây ăn quả ở nước ta. Các phương pháp thiết kế vườn qủa, các phương pháp nhân giống, cắt tỉa tạo hình và cắt tỉa lấy quả.
-       Phần chuyên khoa: giới thiệu về sáu nhóm cây ăn quả chính ở Nam bộ: các cây trong họ cam quýt, xòai, sầu riêng, nhãn và chôm chôm, dứa và chuối. Mỗi nhóm cây giới thiệu tình hình sản xuất và tiêu thụ, điều kiện khí hậu và đất đai, đặc điểm sinh học, các giống trồng chính, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật, thu họach và bảo quản.  
Cung cấp kiến thức cơ bản về hiện trạng sản xuất, tài nguyên giống, thiết kế vườn cây ăn quả, đặc điểm sinh học, các giống trồng chính, biện pháp nhân giống, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất và chất lượng một số loại quả chính ở Nam bộ.
sinh viên có được các kiến thức tổng quát về ngành trồng cây quả từ đó có khả năng đọc tài liệu, phân tích, đánh giá các mặt về kinh tế và kỹ thuật sản xuất quả nhiệt đới. Có kỹ năng thiết kế vườn quả, áp dụng các biện pháp kỹ thuật như chọn giống và nhân giống cây ăn quả, trồng, chăm sóc, xử lý ra hoa và thu hoạch cũng như có khả năng tổ chức các thí nghiệm về cây ăn quả và chuyển giao công nghệ về ngành trồng cây ăn quả cho nông dân.
-         Kiến thức: trang bị cho sinh viên Nông Học các kiến thức cơ bản và cập nhật về ngành trồng cây ăn quả để có thể khai thác các tài liệu chuyên môn sâu, tiến hành các thí nghiệm, áp dụng các kỹ thuật vào sản xuất quả theo hướng hàng hóa.
-         Hiểu biết: cập nhật các thông tin về kinh tế, các áp dụng kỹ thuật kết hợp với các kinh nghiệm truyền thống của Việt Nam; bao gồm các hiểu biết cơ bản được trình bày ở phần đại cương và các hiểu biết chuyên sâu về từng nhóm cây để nâng cao năng suất và chất lượng các loại quả chủ lực của Nam bộ, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của thị trường trong và ngoài nước về quả.
-         Ứng dụng: sinh viên sau học môn cây ăn quả có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất thông qua các chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân (khuyến nông), qua sự hợp tác với các công ty chuyên ngành hoặc tự tổ chức thực hiện được các nghiên cứu về cây ăn quả, thiết kế và thực hiện được các khâu trong sản xuất một số loại quả chính.
-         Tổng hợp: tạo cho sinh viên có khả năng tổng hợp, đánh giá các vấn đề về khoa học và  sản xuất quả.
Thực vật học và phân loại thực vật; Nông hóa thổ nhưỡng; Phì nhiêu đất đai; Khí tượng nông nghiệp; Nông Học Đại Cương; Di truyền học và Chọn giống; Côn Trùng học, Bệnh học thực vật, Cỏ dại, Thuốc Bảo Vệ thực vật; Thủy Nông; Phương pháp thí nghiệm 1 và 2; Ngoại ngữ (Anh Văn tổng quát và Anh Văn chuyên ngành) và vi tính; Kinh tế Nông Nghiệp;

 4        Tiến trình giảng dạy

 

Chương mục
Số tiết
(LT+TH)
Số bài
Các mục tiêu cụ thể
Phương pháp giảng dạy
Tương quan của chương mục đối với môn học
1
2
3
4
5
6
Phần đại cương
1. Mở đầu
 
3
 
1
Xác định vị trí môn học, hiện trạng sản xuất và tiêu thụ quả và phương hướng phát triển
- Thông tin
- Nêu vấn đề
Chương mở đầu, giới thiệu môn học và vị trí của ngành cây ăn quả (kinh tế)
2. Các loài cây ăn quả và sự phân bố
3
1
Giới thiệu danh sách và đặc điểm chính của các loài cây ăn quả ở Việt Nam và sự  phân bố theo vùng để người học có cái nhìn tổng quát về tài nguyên thực vật cây ăn quả của Việt Nam
- Thông tin
- Chiếu hình
- Truy cập internet
Chương thứ 2 giới thiệu về mặt tài nguyên thực vật (các loài cây ăn quả)
3. Thiết kế vườn cây ăn quả
4
1
Nắm bắt được các biện pháp thiết kế mặt bằng để chống úng trên đất thấp, chống xói mòn trên đất dốc, chống gió bão và phương pháp bố trí trồng để có năng suất và chất lượng cao
- Thông tin
- Chiếu hình
- seminar
Chương 3 bắt đầu áp dụng kỹ thuật để xây dựng vườn cây ăn quả
4. Các biện pháp nhân giống cây ăn quả
8
1
Giới thiệu các biện pháp nhân giống cây ăn quả nhằm xác định kiểu nhân giống tối ưu cho từng loài, tạo ra nguồn giống đồng đều, sạch bệnh và có chất lượng
- Thông tin, slides, chiếu phim, nêu vấn đề thảo luận
Chương thứ 4, tạo giống tốt , đồng đều để thiết lập vườn quả, là chương cốt lõi của phần đại cương
5. Các biện pháp cắt tỉa tạo hình và lấy quả
4
1
Quản lý tán cây: tạo cây có khung tán khỏe, thấp để chống gió, dễ thu hoạch, làm cho cây có năng suất cao và chất lượng
- Thông tin, seminar, thảo luận
Chương thứ 5 và là chương cuối của phần đại cương
Phần chuyên khoa
6. Cây họ cam quýt
7
1
cung cấp kiến thức về hiện trạng sản xuất, điều kiện đất đai và khí hậu, đặc điểm sinh học, giống và biện pháp nhân giống sạch bệnh, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất và chất lượng các loại cam quýt bưởi chính ở Nam bộ
- Thông tin
- Seminar
- Thảo luận
Chương 6 của môn học, chương đầu tiên và căn bản của phần chuyên khoa.
7
Cây xoài
5
1
cung cấp kiến thức về hiện trạng sản xuất, điều kiện đất đai và khí hậu, đặc điểm sinh học, giống và biện pháp nhân giống, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất và chất lượng cây xoài ở Nam bộ
- Thông tin
- Seminar
- Thảo luận
Chương 3 của phần chuyên khoa, thứ 8 của môn học
8
Cây sầu riêng
5
1
cung cấp kiến thức về hiện trạng sản xuất, điều kiện đất đai và khí hậu, đặc điểm sinh học, giống và biện pháp nhân giống, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất và chất lượng cây sầu riêng ở Nam bộ
- Thông tin
- Bài đọc Anh Văn
- Seminar
- Thảo luận
Chương 2 của phần chuyên khoa, thứ 7 của môn học
9
Cây nhãn và chôm chôm
 
4
1
cung cấp kiến thức về hiện trạng sản xuất, điều kiện đất đai và khí hậu, đặc điểm sinh học, giống và biện pháp nhân giống, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất và chất lượng cây nhãn và chôm chôm ở Nam bộ
- Thông tin
- Seminar
- Thảo luận
Chương 4 của phần chuyên khoa, thứ 9 của môn học
10
Cây dứa
7
1
cung cấp kiến thức về hiện trạng sản xuất, điều kiện đất đai và khí hậu, đặc điểm sinh học, giống và biện pháp nhân giống, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất và chất lượng dứa ở Nam bộ
- Thông tin
- Seminar
- Thảo luận
Chương 5 của phần chuyên khoa, thứ 10 của môn học
11
Cây chuối
5
1
cung cấp kiến thức về hiện trạng sản xuất, điều kiện đất đai và khí hậu, đặc điểm sinh học, giống và biện pháp nhân giống, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất và chất lượng chuối ở Nam bộ
- Thông tin
- Seminar
- Thảo luận
Chương 6 của phần chuyên khoa, thứ 11 của môn học
Phần thực hành: Đi tham quan thực tập ngòai vườn
- Chiết ghép cây
- Nhận diện giống
- Quan sát thiết kế, kỹ thuật canh tác
- Nhận diện sâu bệnh hại chính
1 ngày
5 tiết x số nhóm trong lớp tùy sĩ số
4
Nhằm tập cho sinh viên kỹ năng nhân giống vô tính cây ăn quả; biết phân biệt các giống cây ăn quả chính; nhận biết một số khâu trong thiết kế và kỹ thuật canh tác; và nhận ra một số biểu hiện sâu bệnh hại chính
 
- thực nghiệm, mỗi sinh viên mỗi làm theo nhóm nhỏ 4-5 người
- Quan sát, chụp hình, ghi nhận .
Cuối môn học (sau khi học xong lý thuyết)

 

 4.2       Cấu trúc chi tiết nội dung môn học

Phần đại cương

Tên chương 1: Mở đầu
Tên bài học 1: Giới thiệu về môn học, hiện trạng sản xuất và triển vọng ngành cây ăn quả của nước ta
Hoạt động
3 tiết                                         Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Kế
Nội dung
1.1 Giới thiệu về môn học
1.2 Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ quả trên thế giới, trong khối Asian và tại Việt Nam.
1.3 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng của quả và cây ăn quả
1.4 Triển vọng phát triển ngành trồng cây ăn quả ở nước ta
Trước khi học
Tham khảo tài liệu học tập, đọc chương 1 các tài liệu sau:
- Nguyễn văn Kế, 2001. Cây ăn quả nhiệt đới tập 1. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. HCM.
- Nguyễn văn Kế, 2007. Bài giảng môn Cây ăn quả. Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
- Trần Thế Tục và ctv. 1998. Giáo trình Cây ăn quả. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Trang 5-14
Sau khi học
Tra cứu trên các trang web của bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn (cập nhật hiện trạng sản xuất), Tổng Cục Thống Kê, Bộ Thương mại (cập nhật xuất nhập khẩu) và Trung Tâm khuyến nông quốc gia.
Phương pháp và phương tiện
Thông tin, nêu vấn đề thảo luận
Máy chiếu (Projector) để chiếu powerpoint
Tổ chức và thực hiện
Theo thời khóa biểu giảng dạy chung cho toàn lớp

 

Tên chương 2: Các loài cây ăn quả và sự phân bố
Tên bài học 1: Tài nguyên giống cây ăn quả và sự phân bố ở Việt Nam
Hoạt động
3 tiết                                    Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Kế
Nội dung
2.1 Phân loại quả
2.1.1 heo thị trường
2.1.2 Theo thực vật học
2.2    Danh sách các loài cây ăn quả ở Việt Nam phân theo họ  thực vật (tên khoa học, họ, tên tiếng Anh)
2.3 Sự phân bố vùng sản xuất
2.4 Mùa vụ quả
Trước khi học
Tham khảo chương 1 và 2 các tài liệu sau:
-       Nguyễn văn Kế, 2001. Cây ăn quả nhiệt đới tập 1. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. HCM. Chương 2 trang 17-36
-       Nguyễn văn Kế, 2007. Bài giảng môn Cây ăn quả (tập 1). Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
-       Trần Thế Tục và ctv. 1998. Giáo trình Cây ăn quả. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. Phần đại cương, chương 1, trang 15-23
Sau khi học
Dựa theo tên khoa học sinh viên truy cập các đặc tính của từng loài trên web, mỗi sinh viên chọn 1 loài, in bài ra và đọc thêm.
Phương pháp và phương tiện
Thông tin, nêu vấn đề
Máy chiếu (Projector)
Tổ chức và thực hiện
Theo thời khóa biểu giảng dạy chung cho toàn lớp.
 
Tên chương 3: Thiết kế vườn cây ăn quả
Tên bài học 1: Thiết kế vườn cây ăn quả
Hoạt động
4 tiết                                                      Giảng viên: Nguyễn Văn Kế
Nội dung
3.1  Điều tra cơ bản vùng đất
3.2  Thiết kế tổng thể mặt bằng
3.3  Thiết kế đai cản gió và hàng rào bảo vệ.
3.4  Thiết kế chống xói mòn trên đất dốc
3.5  Thiết kế chống úng
3.6  Dự kiến các biện pháp kỹ thuật canh tác
Trước khi học
Tham khảo tài liệu trong giáo trình:
-       Nguyễn văn Kế, 2001. Cây ăn quả nhiệt đới tập 1. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. HCM. Chương 3 trang 37-61
-       Nguyễn văn Kế, 2007. Bài giảng môn Cây ăn quả (tập 1). Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Sau khi học
Vẽ các sơ đồ thiết kế:
-       đai cản gió
-       ruộng bậc thang
-       các bước lên líp khi lập vườn trên đất phèn
Phương pháp và phương tiện
-       Thông tin; nêu vấn đề thảo luận
-       Máy chiếu (Projector) để chiếu Powerpoint
Tổ chức và thực hiện
Theo thời khóa biểu giảng dạy chung cho toàn lớp

 

Tên chương 4: Các biện pháp nhân giống cây ăn quả
Tên bài học 1:  Các biện pháp nhân giống cây ăn quả
Hoạt động
8 tiết                                              Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Kế
Nội dung
4.1Tổ chức khu ươm giống
4.2 Đại cương về các phương pháp nhân giống
4.3 Một số phương pháp nhân giống thường gặp trong sản xuất:
4.3.1       Bằng hột
4.3.2       Tách chồi hay mầm bên
4.3.3       Đắp đất (chiết)
4.3.4       Giâm hom
4.3.5       Ghép cây
4.3.6       Tổng quát về nuôi cấy mô
Trước khi học
Tham khảo tài liệu trong giáo trình, sách 
-       Nguyễn văn Kế, 2001. Cây ăn quả nhiệt đới tập 1. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. HCM. Chương 4 trang 63-99.
-       Nguyễn văn Kế, 2007. Bài giảng môn Cây ăn quả (tập 1). Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
-       Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận. 1995. Chiết, ghép cành, tách chồi cây ăn quả, NXBNN Hà nội.
Sau khi học
Làm tóm tắt và vẽ hình các phương pháp nhân giống
Phương pháp và phương tiện
-       Thông tin; nêu vấn đề thảo luận
-       Máy chiếu (Projector), và phim
Tổ chức và thực hiện
Theo thời khóa biểu giảng dạy chung cho toàn lớp.
Tên chương 5: Phương pháp cắt tỉa tạo hình cây ăn quả và cắt tỉa tạo quả
Tên bài học 1: Phương pháp cắt tỉa tạo hình cây ăn quả và cắt tỉa tạo quả
Hoạt động
4 tiết                                               Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Kế
Nội dung
5.1 Ý nghĩa và mục đích của sự cắt tỉa
5.2 Nguyên tắc cắt tỉa cây ăn quả thân gỗ
5.3 Phương pháp cắt tìa cành non và cành già
5.4 Tạo hình cây ăn quả
5.5 Cắt tỉa để cây cho quả: trường hợp cây nho (hoặc cây táo)
Trước khi học
Đọc tài liệu
-       Nguyễn văn Kế, 2001. Cây ăn quả nhiệt đới tập 1. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. HCM. Chương 5 trang 101-113.
Sau khi học
Truy cập tài liệu về “pruning” trên web
Tài liệu về tỉa nho
Tập vẽ hình cắt tỉa
Phương pháp và phương tiện
-       Thông tin; nêu vấn đề thảo luận
-       Máy chiếu (Projector).
Tổ chức và thực hiện
Theo thời khóa biểu giảng dạy chung cho toàn lớp.

 

Phần chuyên khoa
 
Tên chương 6: Cây họ cam quýt
Tên bài học 1: Cây họ cam quýt (Citrus spp.)
Hoạt động
7 tiết                                            Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Kế
Nội dung
6.1 Giới thiệu tổng quát về nguồn gốc, sản xuất, tiêu thụ, chế biến,
  xuất nhập khẩu và giá trị dinh dưỡng và sử dụng.
6.2 Điều kiện khí hậu và đất đai.
6.3 Phân loại tổng quát và giống trồng.
6.4 Đặc điểm sinh học
6.5 Nhân giống cam quýt sạch bệnh.
6.6 Kỹ thuật canh tác: từ trồng tới thu hoạch.
6.7 Đại cương về sâu bệnh và sự thiếu dinh dưỡng .
Trước khi học
Phân công 1 nhóm chuẩn bị seminar truy cập tài liệu, các nhóm khác đọc trước tài liệu:
-       Nguyễn văn Kế, 2005. Bài giảng môn Cây ăn quả (tập 2, chương cây họ cam quýt. Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
-       Trần Thế Tục và ctv. 1998. Giáo trình Cây ăn quả. Chương 7 cây cam quýt, trang 106-137. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
-       Samson J.A. 1986. Tropical fruits. Chapter 5 Citrus, pages: 73-138. NXB Longman Singapore Publisher (Pte) Ltd.
-       Reuther W., L. D. Batchelor và H. J. Webber. 1967. The Citrus Industry. Volume 1, Chapter 4, pages 431-480. Centennial Publication of the University of California.
Sau khi học
Tóm tắt bài học
Vẽ hình dạng lá, quả, sơ đồ nhân giống sạch bệnh.
Làm bảng so sánh đặc tính vài giống chính
Phương pháp, phương tiện
-       Thông tin; nêu vấn đề thảo luận
-       Máy chiếu (Projector) để chiếu Powerpoint
Tổ chức và thực hiện
Theo thời khóa biểu giảng dạy chung cho toàn lớp

 

Tên chương 7: Cây xoài
Tên bài học 1: Cây xoài
Hoạt động
 5 tiết                                               Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Kế
Nội dung
7.1 Giới thiệu tổng quát về nguồn gốc, sản xuất, tiêu thụ, chế biến,
 xuất nhập khẩu và giá trị dinh dưỡng và sử dụng
7.2 Điều kiện khí hậu và đất đai
7.3Đặc điểm sinh học
7.4 Phân loại tổng quát và giống trồng
7.5 Kỹ thuật canh tác: từ trồng tới thu hoạch
7.6 Đại cương về sâu bệnh và thiếu dinh dưỡng
Trước khi học
Phân công 1 nhóm chuẩn bị seminar truy cập tài liệu, các nhóm khác đọc trước tài liệu:
- Nguyễn văn Kế, 2005. Bài giảng môn Cây ăn quả (tập 2).
    
Chương cây xoài. Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
-   Trần Thế Tục và ctv. 1998. Giáo trình Cây ăn quả. Chương 9 cây
     xoài, trang 150-167. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
- Samson J.A. 1986. Tropical fruits. Chapter 8, pages 217- 234,
     Longman Singapore Publisher (Pte) Ltd.
- Nguyễn Văn Kế và Nguyễn Minh Đông. 2005. Effects of
    paclobutrazol doses on the floral induction of Khiew sa woei mango at
    Dong Tien farm, Ho Chi Minh City. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông
    Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM
, số 4/2005, trang 1-5. English.
-   Nguyễn Văn Kế và Nguyễn Văn Phong. 2005.  Effect of paclobutrazol
     on floral for three mango cultivars grown in Cu Chi district, HCM City.
    Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số
    4/2005, trang 19-24. English.
Sau khi học
Truy cập thêm tài liệu và soạn tóm tắt
Làm bảng so sánh đặc tính vài giống chính
Phương pháp và phương tiện
-       Thông tin; nêu vấn đề thảo luận
-       Máy chiếu (Projector) để chiếu Powerpoint
Tổ chức và thực hiện
Theo thời khóa biểu giảng dạy chung cho toàn lớp

 

Tên chương 8: Cây sầu riêng
Tên bài học 1: Cây sầu riêng
Hoạt động
 5 tiết                                             Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Kế
Nội dung
8.1 Giới thiệu tổng quát về nguồn gốc, sản xuất, tiêu thụ, chế biến,
 xuất nhập khẩu và giá trị dinh dưỡng và sử dụng
8.2 Điều kiện khí hậu và đất đai
8.3Đặc điểm sinh học
8.4 Phân loại tổng quát và giống trồng
8.5 Kỹ thuật canh tác: từ trồng tới thu hoạch
8.6 Đại cương về sâu bệnh và thiếu dinh dưỡng
Trước khi học
Phân công 1 nhóm chuẩn bị seminar truy cập tài liệu, các nhóm khác đọc trước tài liệu:
- Nguyễn văn Kế, 2005. Bài giảng môn Cây ăn quả (tập 2),
  
chương cây sầu riêng.Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
- Trần Thế Tục và ctv. 1998. Giáo trình Cây ăn quả. Chương 14 cây
   sầu riêng, trang 224-229. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
- Nakasone H.Y. và R.E. Paull. 1999. Tropical fruits. Chapter 13:
   Durian, trang 341-352. NXB CABI, Oxon, UK.
Sau khi học
Truy cập thêm tài liệu và soạn tóm tắt
Làm bảng so sánh đặc tính vài giống chính
Phương pháp và phương tiện
-       Thông tin; nêu vấn đề thảo luận
-       Máy chiếu (Projector) để chiếu Powerpoint
Tổ chức và thực hiện
Theo thời khóa biểu giảng dạy chung cho toàn lớp

 
 

Tên chương 9: Cây nhãn và cây chôm chôm
Tên bài học 1: Cây nhãn và cây chôm chôm
Hoạt động
 4 tiết                                             Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Kế
Nội dung
9.1 Giới thiệu tổng quát về nguồn gốc, sản xuất, tiêu thụ, chế biến,
 xuất nhập khẩu và giá trị dinh dưỡng và sử dụng
9.2 Điều kiện khí hậu và đất đai
9.3Đặc điểm sinh học
9.4 Phân loại tổng quát và giống trồng
9.5 Kỹ thuật canh tác: từ trồng tới thu hoạch
9.6 Đại cương về sâu bệnh và thiếu dinh dưỡng
Trước khi học
Phân công 1 nhóm chuẩn bị seminar truy cập tài liệu, các nhóm khác đọc trước tài liệu:
- Nguyễn văn Kế, 2005. Bài giảng môn Cây ăn quả (tập 2),
  
chương cây nhãn, cây chôm chôm.Trường Đại Học Nông Lâm
    TP. HCM.
- Trần Thế Tục và ctv. 1998. Giáo trình Cây ăn quả. Chương 15 cây
   chôm chôm, trang 230-234 và chương 19 cây nhãn trang 249-263.
    Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
- Nakasone H.Y. và R.E. Paull. 1999. Tropical fruits. Chapter 8:
   Litchi, longan and rambutan trang 173-207. NXB CABI, Oxon,
   UK.
Sau khi học
Truy cập thêm tài liệu và soạn tóm tắt
Làm bảng so sánh đặc tính vài giống chính
Phương pháp và phương tiện
-       Thông tin; nêu vấn đề thảo luận
-       Máy chiếu (Projector) để chiếu Powerpoint
Tổ chức và thực hiện
Theo thời khóa biểu giảng dạy chung cho toàn lớp

 

Tên chương 10: Cây dứa
Tên bài học 1: Cây dứa
Hoạt động
7 tiết                                               Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Kế
Nội dung
10.1 Giới thiệu tổng quát về nguồn gốc, sản xuất, tiêu thụ, chế biến,
 xuất nhập khẩu và giá trị dinh dưỡng và sử dụng
10.2 Điều kiện khí hậu và đất đai
10.3 Đặc điểm sinh học
10.4 Phân loại tổng quát và giống trồng
10.5 Kỹ thuật canh tác: từ trồng tới thu hoạch
10.6 Đại cương về sâu bệnh và thiếu dinh dưỡng
Trước khi học
Phân công 1 nhóm chuẩn bị seminar truy cập tài liệu, các nhóm khác đọc trước tài liệu:
- Nguyễn văn Kế, 2005. Bài giảng môn Cây ăn quả (tập 2),
  
chương cây dứa.Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
- Trần Thế Tục và ctv. 1998. Giáo trình Cây ăn quả. Chương 6 cây
   dứa, trang 87-105. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
- Samson J.A. 1986. Tropical fruits. Chapter 7: Pineapple, trang
   190-215. Longman Singapore Publisher (Pte) Ltd.
Sau khi học
Truy cập thêm tài liệu và soạn tóm tắt
Làm bảng so sánh đặc tính vài giống chính
Phương pháp và phương tiện
-       Thông tin; nêu vấn đề thảo luận
-       Máy chiếu (Projector) để chiếu Powerpoint
Tổ chức và thực hiện
Theo thời khóa biểu giảng dạy chung cho toàn lớp

 

Tên chương 11: Cây chuối
Tên bài học 1: Cây chuối
Hoạt động
5 tiết                                               Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Kế
Nội dung
11.1 Giới thiệu tổng quát về nguồn gốc, sản xuất, tiêu thụ, chế biến,
 xuất nhập khẩu và giá trị dinh dưỡng và sử dụng
11.2 Điều kiện khí hậu và đất đai
11.3 Đặc điểm sinh học
11.4 Phân loại tổng quát và giống trồng
11.5 Kỹ thuật canh tác: từ trồng tới thu hoạch
11.6 Đại cương về sâu bệnh và thiếu dinh dưỡng
Trước khi học
Phân công 1 nhóm chuẩn bị seminar truy cập tài liệu, các nhóm khác đọc trước tài liệu:
- Nguyễn văn Kế, 2005. Bài giảng môn Cây ăn quả (tập 2),
  
chương cây chuối.Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
- Trần Thế Tục và ctv. 1998. Giáo trình Cây ăn quả. Chương 5 cây
   chuối, trang 72-86. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
- Samson J.A. 1986. Tropical fruits. Chapter 6: Banana and plantain,
   trang 139-189. Longman Singapore Publisher (Pte) Ltd.
Sau khi học
Truy cập thêm tài liệu và soạn tóm tắt
Làm bảng so sánh đặc tính vài giống chính
Phương pháp và phương tiện
-       Thông tin; nêu vấn đề thảo luận
-       Máy chiếu (Projector) để chiếu Powerpoint
Tổ chức và thực hiện
Theo thời khóa biểu giảng dạy chung cho toàn lớp

 
Phần thực hành
Đi tham quan thực tế 1 ngày, chia nhóm thực tập các điiểm sau:
-       Về kỹ năng: chiết cành và ghép cây ăn quả.
-       Nhận diện các giống cây ăn quả trồng trong vườn (tập đoàn).
-       Quan sát ghi nhận thiết kế vườn, một số biện pháp kỹ thuật: tỉa cành, xử lý ra hoa, mật độ khoảng cách và cách bố trí cây trồng, phương pháp bón phân, vv…áp dụng trong vườn.
-       Nhận diện sâu bệnh gây hại, các dấu hiệu thiếu vi lượng trên cây ăn quả chính.
-         Thi viết: thời gian thi 2 tiết (90 phút) gồm từ 4 đến 5 câu hỏi. Điểm /10. Mức độ chiếm 70% điểm cuối môn.
-         Trước thi: điều kiện: 1) dự lớp theo đúng qui định của bộ; 2) mỗi sinh viên nộp một tài liệu truy cập về cây ăn quả trên Internet (cho sinh viên chính qui); 3) tham gia nhóm làm seminar báo cáo theo nhóm trong lớp; 4) nộp bài thu hoạch thực tập theo nhóm à mức độ chiếm 30% điểm cuối môn.
-         Kinh nghiệm: đã qua tập sự; giảng thử và đạt yêu cầu.
-         Chuyên môn:
+ Phần lý thuyết: tốt nghiệp Thạc Sỹ chuyên ngành Trồng trọt.
+ Phần thực tập: tốt nghiệp kỹ sư Nông Học.
Tiếng Việt:
Vũ Công Hậu. 1987. Cây ăn trái miền Nam.  Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. HCM.
Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh Hoàng. 1999. Sâu và bệnh gây hại cây ăn trái. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. HCM.
Nguyễn Văn Kế và CTV. 1995. Một số cây ăn quả tại miền Đông Nam Bộ . Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM 12/1995, trang 44-47.
Nguyễn Văn Kế và CTV. 1997. Kết quả sơ bộ về sự sinh trưởng và phát triển của các giống xoài Thái Lan trồng thử nghiệm tại trại Đồng Tiến vào năm thứ ba. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, 10/97, trang 22-24.
Nguyễn Văn Kế và CTV. 1998. Một số thí nghiệm về ghép xoài để nhân giống và cải tạo vườn. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, 3/98, trang 82-87.
Nguyễn Văn Kế và CTV. 1999. Một số thí nghiệm về nhân giống nhãn bằng phương pháp chiết ghép. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số kỷ yếu 1999, trang 204-209.
Nguyễn Văn Kế và CTV. 2000. Cảm ứng ra hoa cho cây thanh long. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 2/2000, trang 15-18.
Nguyễn Văn Kế và CTV. 2000. Một số giống bưởi ở Bạch đằng và Tân Triều. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 3/2000, trang 106-109.
Nguyễn văn Kế, 2001. Cây ăn quả nhiệt đới tập 1. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. HCM.
Nguyễn Văn Kế và CTV. 2001. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sự đậu quả, năng suât và phẩm chất của nhãn tiêu da bò. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 3/2001, trang 25-27.
Nguyễn Văn Kế và CTV. 2001. Một số kết quả về các thí nghiệm cảm ứng ra hoa cho hai giống nhãn tiêu da bò và tiêu lá bàu. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 3/2001, trang 11-14.
Nguyễn Văn Kế và CTV. 2003. Một số biện pháp kích thích nhãn tiêu da bò ra hoa. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 2/2003, trang 17-20.
Nguyễn Văn Kế và CTV. 2003. Ứng dụng kiểu ghép nêm dưới vỏ trong nhân giống xoài. Thông báo khoa học của các trường đại học, bộ Giáo Dục và Đào Tạo. ISSN-0868-3034. 2003, trang 27-30.
Nguyễn Văn Kế. 2003. Ảnh hưởng của nitrat kali đến cảm ứng ra hoa của một số giống xoài Thái trồng tại trại Đồng Tiến. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 3/2003, trang 21-25.
Nguyễn Văn Kế. 2003. Ảnh hưởng của sự cắt tỉa đến sinh trưởng, phát triển của một số giống xoài Thái lan. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 3/2003, trang 26-32.
Nguyễn Văn Kế. 2003. Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của một số giống ổi trồng tại trại Trang nông, huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 2/2003, trang 21-25.
Nguyễn Văn Kế và Phạm bá Tòng. 2003. Phân tích lá D để điều chỉnh dinh dưỡng cho cây dứa ở nông trường Thọ Vực Đồng Nai. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 4/2003, trang 14-20.
Nguyễn Văn Kế. 2004. Ảnh hưởng của sự phủ bạt trong canh tác dứa tại nông trường Thọ Vực. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 1/2004, trang 22-28.
Nguyễn Văn Kế và Phạm bá Tòng. 2004. Một số phương trình tuyến tính đề nghị cho canh tác dứa tại nông trường Thọ Vực. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 3/2004, trang 22-25.
Nguyễn Văn Kế và Nay Meng. 2005. Cảm ứng ra hoa cho xoài Cát Hòa Lộc trồng tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình dương bằng KNO3, thiourea và paclobutrazol. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 1/2005, trang 1-6.
Nguyễn văn Kế, 2005. Bài giảng môn Cây ăn quả (tập 1 và 2). Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Trần Thế Tục và ctv. 1998. Giáo trình Cây ăn quả. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận. 1995. Chiết, ghép cành, tách chồi cây ăn quảNhà xuất bản Nông Nghiệp Hà nội.
Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. 2001. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cây ăn quả 2000-2001. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. HCM.
Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. 2002. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau quả 2001-2002. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. HCM.
Tiếng Anh
Bal J.S. 2001. Fruit growing. Kalyani Publishers, Calcutta, India.   
Coronel R.E.. 1986. Promising fruits of the Philippines. College of Agriculture, University of the Philippines at Los Banos.
Davies F.S. và L.G. Albrigo. 1998. Citrus. CAB International, Oxon UK.
Morton J. F. 1986. Fruits of warm climates. Miami, Florida.
Nakasone H.Y. và R.E. Paull. 1999. Tropical fruits. NXB CABI, Oxon, UK.
Nguyễn Văn Kế và Nguyễn Minh Đông. 2005. Effects of paclobutrazol doses on the floral induction of Khiew sa woei mango at Dong Tien farm, Ho Chi Minh City. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 4/2005, trang 1-5. English.
Nguyễn Văn Kế và Nguyễn Văn Phong. 2005.  Effect of paclobutrazol on floral for three mango cultivars grown in Cu Chi district, HCM City. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, ĐHNL TP HCM, số 4/2005, trang 19-24. English.
Nguyễn Văn Kế. 1997. Fruits in Vietnam. Proceedings of the training course, Meiji University & UAF, Feb. 1997, pages 35-47.
Py C., J.J. Lacoeuilhe và C. Teisson. 1987. The pineapple, cultivation and uses. G.P. Maisonneuve & Larose, Paris.  
Reuther W., L. D. Batchelor và H. J. Webber. 1967. The Citrus Industry. Volume 1, 2. Centennial Publication of the University of California.
Samson J.A. 1986. Tropical fruits. Longman Singapore Publisher (Pte) Ltd.
Valmayor R. V., J. R. David et al. 1990. Bananas & plantains in Southeast Asia. INIBAP.
-         Ngày biên soạn: 14/12/07
-         Nhóm/người biên soạn

Họ và tên
Nghề nghiệp
Tên cơ quan
Địa chỉ
Nguyễn Văn Kế
Giảng viên chính
ĐH Nông Lâm TP. HCM
Khu phố 5, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. HCM

 
                                                                             Người biên soạn
 
                                                                                         Nguyễn Văn Kế
 
-         Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả
 
 

Hội đồng Khoa học Khoa

Số lần xem trang: 2341
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018

Trang liên kết

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : một bốn chín sáu bảy

Xem trả lời của bạn !