Thông tin tài liệu:
 
Tác giả
: Nguyễn Hữu Trúc
Tên tài liệu
: Quản lý cỏ dại
Số trang
: 16
Ngày in
: 2009.08.17 13:18
Dung lượng
: 290816
Tài liệu được lưu lần cuối
: 2009.08.17 13:20
Hiệu chỉnh bởi
: PT

 
1          Dữ liệu môn học
§           Tên môn học:     Quản lý cỏ dại
§           Mã môn học:      204728
§           Bộ môn/khoa quản lý:    Bộ môn BVTV
§           Nhóm môn học: chuyên ngành
§           Tính chất môn học: bắt buộc
§           Bố trí giảng dạy:             năm thứ 3             học kỳ 5
§           Số tiết giảng dạy: tổng số: 45 tiết        Lý thuyết: 30 tiết       thực hành: 15 tiết
§           Tổng số chương môn học: 6 chương
§           Số bài trong tuần: 2 bài
§           Mô tả tóm tắt nôi dung môn học:
Môn học cung cấp cho sinh viên các nội dung cơ bản như sau: Các khái niệm về cỏ dại, các đặc điểm sinh học và sinh thái của cỏ dại và các phương pháp phòng trừ cỏ dại.
2          Mục tiêu môn học
2.1       Mục tiêu tổng quát
Môn học giúp sinh viên có khả năng hiểu biết và nhận diện được các loài cỏ dại phổ biến hiện diện trên đồng ruộng, đặc điểm sinh học và sinh thái của từng nhóm cỏ và các phương pháp được sử dụng để quản lý cỏ dại nhằm xây dựng chương trình phòng trừ cỏ dại phù hợp.
2.2       Năng lực đạt được
-       Nhận biết và phân loại được các loài cỏ dại phổ biến hiện diện trên đồng ruộng.
-       Biết được các tác hại và một số lợi ích tiềm năng của cỏ dại.
-       Hiểu rõ được một số đặc điểm về sinh học và sinh thái của cỏ dại.
-       Biết áp dụng các phương pháp phòng trừ cỏ dại phù hợp.
2.3       Mục tiêu cụ thể
-       Kiến thức: Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cỏ dại và các kiến thức về các biện pháp phòng trừ cỏ dại.
-       Hiểu biết: Nắm vững các khái niệm về cỏ dại, định danh được các loài cỏ dại phổ biến trên đồng ruộng, hiểu rõ các biện pháp phòng trừ cỏ dại.
-       Ứng dụng: Áp dụng các hiểu biết vào thực tế sản xuất và các nghiên cứu hoặc thực hiện các thí nghiệm về phòng trừ cỏ dại.
-       Tổng hợp: Đủ năng lực để nghiên cứu và xây dựng các chương trình phòng trừ cỏ dại trong từng điều kiện cụ thể.
3          Môn học tiên quyết
Sinh lý thực vật, hệ thống canh tác, phân loại thực vật, côn trùng cơ bản, bệnh cây cơ bản, thuốc BVTV.

 

 

4          Tiến trình giảng dạy
4.1. Cấu trúc tổng quát nội dung học tập
Chương mục
Số tiết   (LT+TH)
Số bài
Các mục tiêu cụ thể
Phương pháp giảng dạy
Tương quan của chương mục đối với môn học
1
2
3
4
5
6
1
3
3
Nắm được định nghĩa về cỏ dại, các tác hại của cỏ dại và khả năng khai thác tiềm năng về lợi ích của cỏ dại
Giáo viên giảng giải, sinh viên thảo luận và thuyết trình
 
2
3 + 6
6
Hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái của cỏ dại, phân loại cỏ dại.
Giáo viên giảng giải, sinh viên thảo luận và thuyết trình
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
12 + 0
 
1
Hiểu biết về các biện pháp ngăn ngừa cỏ dại
Giáo viên giảng giải, sinh viên thảo luận và thuyết trình
 
1
Hiểu biết về các biện pháp kỹ thuật canh tác trong phòng trừ cỏ dại
Giáo viên giảng giải, sinh viên thảo luận và thuyết trình
 
1
Hiểu biết về các biện pháp vật lý sử dụng trong phòng trừ cỏ dại
Giáo viên giảng giải, sinh viên thảo luận và thuyết trình
 
2
Hiểu biết về các khái niệm về phòng trừ sinh học cỏ dại, các tác nhân sử dụng trong phòng trừ sinh học cỏ dại và phương pháp áp dụng
Giáo viên giảng giải, sinh viên thảo luận và thuyết trình
 
4
6 + 6
4
Hiểu biết về các hoạt chất thuốc trừ cỏ và phương pháp áp dụng
Giáo viên giảng giải, sinh viên thảo luận và thuyết trình
 
5
3 + 3
4
Nhận diện các loài cỏ dại trên ruộng lúa và các biện pháp quản lý
Giáo viên giảng giải, sinh viên thảo luận và thuyết trình
 
6
3 + 0
2
Nhận diện các loài cỏ dại trên cây trồng cạn và các biện pháp quản lý
Giáo viên giảng giải, sinh viên thảo luận và thuyết trình
 

 


4.1       Cấu trúc chi tiết nội dung môn học

Chương 1: Định nghĩa cỏ dại và vai trò của cỏ dại
Tên bài học 1: Định nghĩa cỏ dại
Hoạt động
Giáo viên giảng giải, sinh viên thảo luận thuyết trình
Nội dung
Định nghĩa cỏ dại
Trước khi học
Sinh viên đọc tài liệu trong giáo trình Quản lý cỏ dại (chương 1)
Sau khi học
SV tóm tắt và nắm vững định nghĩa về cỏ dại.
 
Phương pháp và phương tiện
Chiếu các slide về các loài thực vật được cho là cỏ dại cho SV xem, sau đó cho SV thảo luận và viết định nghĩa vào giấy rồi lên thuyết trình, thảo luận. Cuối cùng giáo viên tổng kết đưa ra định nghĩa chung cho cả lớp.
Phương tiện: Slides hình ảnh, giấy A0, bút lông
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm, mỗi nhóm 8 SV cùng thảo luận, và một sinh viên đại diện nhóm lên thuyết trình kết quả của nhóm mình.
Tên bài học 2: Tác hại của cỏ dại
Hoạt động
Giáo viên giảng giải, sinh viên thảo luận và thuyết trình
Nội dung
Các tác hại do cỏ dại gây ra
Trước khi học
SV nắm được nội dung của bài 1, đọc thêm tài liệu liên quan đến nôi dung bài học trong giáo trình (chương 1)
Sau khi học
SV Tóm tắt các tác hại của cỏ dại, đọc thêm các tài liệu số 6, 8, 10 ở phần tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về các tác hại của cỏ dại.
Phương pháp và phương tiện
Sinh viên đọc tài liệu, tự tìm hiểu về tác hại của cỏ dại, chia nhóm, thảo luận, thuyết trình kèm vẽ hình minh họa về các tác hại.
Phương tiện: giấy A0, bút lông
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm, mỗi nhóm 8 SV cùng thảo luận, và một sinh viên đại diện nhóm thuyết trình.
Tên bài học 3: Các lợi ích của cỏ dại
Hoạt động
Giáo viên giảng giải bài tập, Sinh viên thực hiện ở nhà và nộp bài tập cho giáo viên
Nội dung
Các lợi ích của cỏ dại và chứng minh bằng các ứng dụng thực tiển. Ví dụ: cỏ dại có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, sinh viên tự tìm tài liệu và viết ra được ít nhất 5 loài cây có thể sử dụng làm dược liệu và cách chế biến sử dụng chúng. 
Trước khi học
Sinh viên đọc tài liệu về lợi ích của cỏ dại (chương 1), tìm tài liệu liên quan chứng minh về các lợi ích đó.
Sau khi học
SV đọc thêm sách: Cây cỏ dùng làm thuốc của Võ văn Chi
Phương pháp và phương tiện
Giáo viên giảng giải bài tập và hướng dẫn một số bài tập mẫu, sinh viên tự nghiên cứu và viết bài nộp cho giáo viên.
Phương tiện: Sách, internet
Tổ chức và thực hiện
Mỗi sinh viên làm một bài tập và nộp cho giáo viên
Chương 2: Đặc điểm sinh học và sinh thái của cỏ dại
Tên bài học 1: Đặc điểm sinh học của cỏ dại
Hoạt động
Giáo viên giảng giải các thuật ngữ chuyên môn, sinh viên thảo luận và thuyết trình
Nội dung
Các đặc điểm sinh học của cỏ dại
Trước khi học
Sinh viên đọc tài liệu về các đặc điểm sinh học của cỏ dại trong tài liệu giáo trình môn quản lý cỏ dại (chương 2).
Sau khi học
Sinh viên tóm tắt các đặc điểm sinh học của cỏ dại, đặc biệt chú trọng đến các đặc điểm sinh sản và phát tán của cỏ dại, đọc thêm các tài liệu 6, 8, 10 trong phần tài liệu tham khảo.
Phương pháp và phương tiện
Chiếu các slides, xem mẫu cỏ, vẽ hình và thuyết trình
Phương tiện: Các slides, mẫu các loài cỏ dại, giấy A0, bút lông
Tổ chức và thực hiện
Sau khi SV xem xong các slides, tiến hành chia nhóm mỗi nhóm từ 8-10 SV nhận mẫu cỏ quan sát và vẽ hình các đặc điểm sinh học của từng loài trong đó chú trong đến các hình thức sinh sản của các loài cỏ dại đã quan sát, từ hình thức sinh sản đã ghi nhận được, dự đoán khả năng phát tán của loài cỏ đó, sau đó mỗi nhóm cử đại diện lên thuyết trình. Cuối cùng giáo viên tóm lược bài học.
Tên bài học 2: Sinh thái của cỏ dại
Hoạt động
Giáo viên giảng giải
Nội dung
Các điều kiện sinh thái của cỏ dại
Trước khi học
Sinh viên đọc tài liệu về các đặc điểm sinh thái của cỏ dại trong tài liệu giáo trình môn quản lý cỏ dại (chương 2)
 
Sau khi học
Sinh viên tóm tắt các điều kiện sinh thái ảnh hưởng đến thành phần loài cỏ dại và các điều kiện làm phát sinh phát triển cỏ dại. Đọc thêm các tài liệu 6, 8, 10 trong phần tài liệu tham khảo.
Phương pháp và phương tiện
Chiếu slides giảng giải
Tổ chức và thực hiện
Giáo viên lên lớp giảng và đặt câu hỏi thảo luận với sinh viên
Tên bài học 3: Thực hành thí nghiệm về ảnh hưởng của mực nước tưới đến thành phần và mật số các loài cỏ dại trong ruộng lúa
Hoạt động
Thực hành ngoài đồng ruộng (hoặc trong nhà lưới)
Nội dung
Thí nghiệm về ảnh hưởng của mực nước tưới đến thành phần và mật số các loài cỏ dại trong ruộng lúa
Trước khi học
Sinh viên nắm được nôi dung của bài học 2, đọc thêm tài liệu về canh tác lúa nước trong giáo trình cây lúa, tài liệu về phương pháp thí nghiệm.
Sau khi học
Đọc thêm tài liệu số 8 trong phần tài liệu tham
Phương pháp và phương tiện
Làm thí nghiệm ngoài đồng ruộng (hoặc trong nhà lưới), theo dõi thành phần và mật số cỏ dại ở 4 mực nước tưới khác nhau gồm: 0 cm, 2 cm, 5 cm và 10 cm và kết hợp theo dõi ảnh hưởng của thành phần và mật số của cỏ dại đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của lúa.
Phương tiện: giống lúa, ruộng lúa, hạt các loài cỏ dại phổ biến ở ruộng lúa,
 
Tổ chức và thực hiện
Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm theo dõi 1 lần lập lại, sau khi theo dõi và thu thập số liệu tiến hành viết báo cáo và thảo luận trước lớp.
Tên bải học 4: Phân loại, định dạnh cỏ dại cỏ dại
Hoạt động
Giáo viên giảng giải các thuật ngữ chuyên môn, sinh viên quan sát mẫu cỏ, phân loại, định danh và thuyết trình
Nội dung
Phân loại, định dạnh cỏ dại
Trước khi học
Sinh viên đã nắm các nôi dung ở bài học 1, 2 và đọc thêm phần phân loại cỏ dại trong giáo trình quản lý cỏ dại
Sau khi học
Sinh viên tự thu thập thêm các loài cỏ dại để nhận diện, phân loại và định danh, tham khảo thêm tài liệu số 2 trong phần tài liệu tham khảo.
 
 
Phương pháp và phương tiện
Chiều các slides về các loài cỏ dại thuộc các nhóm cỏ dại khác nhau, sau đó sinh viên nhận mẫu cỏ (nhiều loài cỏ), quan sát, định danh, phân nhóm chúng theo các đặc điểm chung rồi mô tả đặc điểm của từng nhóm để so sánh nhầm phân biệt các nhóm cỏ với nhau.
Phương tiện: Các loài cỏ dại, giấy Ao, bút lông, slides hình ảnh, sách cỏ để định danh.
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm, mỗi nhóm 8 – 10 SV mỗi nhóm đều nhận cùng thành phần và số lượng các loài cỏ. Các nhóm thực hiện theo phương pháp trên rồi viết vào giấy A0, đại diện nhóm lên thuyết trình và cả lớp thảo luận chung.
Tên bài học 5: Thực hành phân loại cỏ dại
Hoạt động
Giáo viên giải thích bài tập, sinh viên thực hiện, giải phẩu, vẽ hình và mô tả các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các nhóm cỏ dại.
Nội dung
Phân loại cỏ dại theo đặc điểm hình thái (kiểu phân loại phổ biến gồm: nhóm hòa bản, nhóm chác lác, nhóm lá rộng)
Trước khi học
SV nắm được nôi dung của bài học 4
Sau khi học
Sinh viên biết được đặc điểm giải phẩu của từng nhóm cỏ nhầm dễ dàng phân biệt chúng theo các nhóm.
Phương pháp và phương tiện
SV giải phẩu xem và mô tả đặc điểm về thân (đốt, lóng, ruột thân), lá (dạng lá, phiến lá, bẹ lá, tai lá, cách mộc lá), rễ (chùm, trụ) hoa (hoa, phát hoa…). Sau đó ghi lại đặc điểm giống và khác nhau của từng nhóm cỏ dại và nộp bài cho giáo viên.
Phương tiện: Dao nhỏ, mẫu cỏ tươi
Tổ chức và thực hiện
Mỗi sinh viên đều thực hiện theo phương pháp trên
Tên bài học 6: Làm tiêu bản mẫu cỏ dại khô
Hoạt động
Giáo viên hướng dẫn cách làm, Sinh viên tự thực hiện ở nhà
Nội dung
Thu thập, định danh và làm tiêu bản mẫu cỏ dại
Trước khi học
Sinh viên nắm được bài học 4, 5
Sau khi học
Sinh viên biết tên, phân loại theo nhóm các loài cỏ, biết làm tiêu bản mẫu cỏ để lưu trử cho mục đích học tập và nghiên cứu
 
Phương pháp và phương tiện
Giáo viên hướng dẫn cách làm tiêu bản và đưa cho sinh viên xem một số tiêu bản mẫu.
Phương tiện: Tiêu bản mẫu cỏ, giấy bìa cứng, giấy báo củ, khung ép cỏ, bao nilong, sách cỏ để định danh.
Tổ chức và thực hiện
Mỗi sinh làm 6 mẫu cỏ với sáu loài thuộc 3 nhóm cỏ khác nhau
Chương 3: Các biện pháp phòng trừ cỏ dại không sử dụng hóa chất
Tên bài học 1: Các biện pháp phòng ngừa cỏ dại
Hoạt động
Giáo viên giảng giải các thuật ngữ, sinh viên thảo luận, thuyết trình
Nội dung
Các biện pháp phòng ngừa cỏ dại
Trước khi học
Sinh viên đã nắm được các nội dung của các bài học ở chương 2, đọc thêm các thông tin trong giáo trình quản lý cỏ dại.
Sau khi học
SV biết được các biện pháp phòng ngừa cỏ dại và biết cách áp dụng trong từng trường hợp cụ thể
 
Phương pháp và phương tiện
Chiếu các slides hình ảnh về các biện pháp ngăn ngừa cỏ dại. Đưa ra bài tập tình huống (ví dụ: về ngăn ngừa cỏ dại trên ruộng lúa) cho SV thảo luận và thuyết trình.
Phương tiện: Slides hình ảnh, giấy Ao, bút lông
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm mỗi nhóm 8 – 10 SV, thực hiện cùng một tình huống bài tập, thảo luận và vẽ hình minh họa sau đó đại diện nhóm lên thuyết trình. Sau đó giáo viên tổng hợp rồi đưa ra kết luận chung.
Tên bài học 2: Kiểm soát cỏ dại thông qua kỹ thuật trồng trọt
Hoạt động
Giáo viên giảng giải các thuật ngữ, sinh viên thảo luận, thuyết trình
Nội dung
Kiêm soát cỏ dại bằng kỹ thuật trồng trọt
Trước khi học
Sinh viên đã nắm được các nội dung của các bài học ở chương 2, 3, đọc thêm các thông tin về bài học trong giáo trình quản lý cỏ dại, Giáo trình hệ thống canh tác
Sau khi học
SV biết được các biện kiểm soát cỏ dại bằng các kỹ thuật canh tác và biết cách áp dụng trong từng trường hợp cụ thể
 
Phương pháp và phương tiện
Chiếu các slides hình ảnh về các biện pháp canh tác để phòng trừ cỏ dại cỏ dại. Đưa ra bài tập tình huống (ví dụ: về các biện pháp canh tác để phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa, bắp, các cây họ đậu và cây dài ngày) cho SV thảo luận và thuyết trình.
Phương tiện: Slides hình ảnh, giấy Ao, bút lông
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm mỗi nhóm 8 – 10 SV, thực hiện các tình huống cây trồng khác nhau, thảo luận (vẽ hình minh họa) sau đó đại diện nhóm lên thuyết trình. Sau đó giáo viên tổng hợp rồi đưa ra kết luận chung.
Tên bài học 3: Kiểm soát cỏ dại bằng biện pháp vật lý
Hoạt động
Giáo viên giảng giải các thuật ngữ, sinh viên thảo luận, thuyết trình
Nội dung
Kiêm soát cỏ dại bằng Biện pháp vật lý
Trước khi học
Sinh viên đã nắm được các nội dung của các bài học ở chương 2, 3, đọc thêm các thông tin về bài học trong giáo trình quản lý cỏ dại, Giáo trình hệ thống canh tác, các bài báo bằng tiếng Anh
Sau khi học
SV biết được các biện kiểm soát cỏ dại bằng biện pháp vật lý và biết cách áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Phương pháp và phương tiện
Chiếu các slides hình ảnh về các biện pháp canh tác để phòng trừ cỏ dại cỏ dại. sinh viên viết báo cáo tóm tắt các kết quả thu được trong các bài báo tiếng anh mà giáo viên đã cho trước
Phương tiện: Slides hình ảnh, giấy Ao, bút lông
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm mỗi nhóm 8 – 10 SV, thực hiện viết báo cáo tóm tắt kết quả của 1 bài báo. Sau đó giáo viên tổng hợp rồi đưa ra kết luận chung.
Tên bài học 4: Kiểm soát cỏ dại bằng biện pháp sinh học
Hoạt động
Giáo viên giảng giải các thuật ngữ, sinh viên thảo luận, thuyết trình.
Nội dung
Các tác nhân sinh học sử dụng để kiểm soát cỏ dại.
Trước khi học
Sinh viên đọc thêm các thông tin về bài học trong giáo trình quản lý cỏ dại, Giáo trình bệnh cây, Giáo trình côn trùng, giáo trình đấu tranh sinh học.
Sau khi học
SV biết được các khái niệm cơ bản về phòng trừ sinh học cỏ dại, các tác nhân sử dụng trong phòng trừ sinh học cỏ dại.
Phương pháp và phương tiện
Giải thích các khái niệm liên quan đến bài học. Hướng dẫn SV cách thực hiện bài tập.
Phương tiện: Slides hình ảnh, giấy Ao, bút lông
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm mỗi nhóm 8 – 10 SV, thảo luận tìm ra tất cả các tác nhân được sử dụng trong phòng trừ sinh học cỏ dại và viết vào giấy Ao (kèm vẽ hình ảnh minh họa), đại diện nhóm lên thuyết trình và cả lớp thảo luận. Cuối cùng giáo viên tóm lược bài học và đưa ra một số ví dụ điển hình về sử dụng các tác nhân sinh học để phòng trừ cỏ dại trên thế giới đã áp dụng thành công.
Tên bài học 5: Kiểm soát cỏ dại bằng biện pháp sinh học (tiếp theo)
Hoạt động
Giáo viên hướng dẫn làm seminar, sinh viên tìm tài liệu để viết báo cáo seminar
Nội dung
Ứng dụng các tác nhân sinh học trong phòng trừ cỏ dại
Trước khi học
SV đọc các tài liệu giáo viên đưa cho và tìm thêm thông tin trên mạng internet.
Sau khi học
SV biết được các tác nhân sinh học đã được sử dụng để phòng trừ cỏ dại đạt được thành công ở mức độ nào, ở đâu, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng từng tác nhân cụ thể và các biện pháp khắc phục các khó khăn đó. Qua đó, SV đưa ra những đề xuất về định hướng và triển vọng nghiên cứu lĩnh vực này trong tương lai.
Phương pháp và phương tiện
SV thực hiện seminar, làm báo cáo trên powerpoint rồi đại diện nhóm thuyết trình, cả lớp chất vấn.
Phương tiện: tài liệu hoặc các bài báo khoa học.
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm mỗi nhóm 5 SV thực hiện cho 1 loại tác nhân sinh học sử dụng để phòng trừ cỏ dại.
Chương 4: Thuốc diệt cỏ và phương pháp áp dụng
Tên bài học 1: Các khái niệm về thuốc diệt cỏ
Hoạt động
Giáo viên giảng giải các thuật ngữ chuyên môn, sinh viên thảo luận.
Nội dung
Các khái niệm về thuốc diệt cỏ
Trước khi học
SV đọc tài liệu về thuốc diệt cỏ trong giáo trình thuốc BVTV, trong giáo trình quản lý cỏ dại
Sau khi học
SV biết được định nghĩa về thuốc diệt cỏ, vai trò của thuốc diệt cỏ và các khái niệm như tiền nảy mầm, hậu nảy mầm, hậu nảy mầm sớm, thuốc chọn lọc, không chọn lọc…
Phương pháp và phương tiện
Giáo viên giải thích các thuật ngữ và đặt câu hỏi gợi ý cho sinh viên trả lời.
Phương tiện: Các slides
Tổ chức và thực hiện
Giáo viên lên lớp giảng giải các thuật ngữ trong nôi dung bài học kèm theo cách đặt câu hỏi cho những tình huống cụ thể.
Tên bài học 2: Các nhóm hóa chất diệt cỏ và phương pháp sử dụng
Hoạt động
SV làm seminar
Nội dung
Các nhóm hóa chất diệt cỏ và phương pháp sử dụng
Trước khi học
SV đọc tài liệu về thuốc diệt cỏ trong giáo trình thuốc BVTV, trong giáo trình quản lý cỏ dại, tìm thêm thông tin trên internet
Sau khi học
SV biết được các loại thuốc diệt cỏ trong cùng nhóm hóa chất, cơ chế tác động của từng nhóm (loại) thuốc diệt cỏ, nhóm (loại) thuốc đó diệt được các loài cỏ nào trên đối tượng cây trồng nào và phương pháp sử dụng chúng.
Phương pháp và phương tiện
SV thực hiện seminar, làm báo cáo trên powerpoint rồi đại diện nhóm thuyết trình, cả lớp chất vấn.
Phương tiện: tài liệu hoặc các bài báo khoa học, sách.
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm, mỗi nhóm từ 2 – 5 SV thực hiện cho 1 nhóm thuốc diệt cỏ.
Tên bài học 3: Thực hành các dụng cụ phun thuốc và cách sử dụng
Hoạt động
Thực hành ngoài đồng ruộng
Nội dung
Cách sử dụng các dụng cụ phun thuốc diệt cỏ
Trước khi học
Đọc các tài liệu liên quan về các dụng cụ phun thuốc trong giáo trình thuốc BVTV và giáo trình quản lý cỏ dại
Sau khi học
Biết sử dụng các dụng cụ phun thuốc trừ cỏ phổ biến và biết cách khắc phục các sự cố hư hỏng nhỏ khi sử dụng bình phun.
Phương pháp và phương tiện
Cho sinh viên quan sát các loại bình phun thuốc cỏ phổ biến, nắm được cơ chế hoạt động của chúng và thực hành phun ngoài đồng ruộng.
Phương tiên: các loại bình phun thuốc cỏ phổ biến.
Tổ chức và thực hiện
Mỗi sinh viên phải trực tiếp sử dụng các loại bình phun ít nhất 1 lần
Tên bài học 4: Thực hành phun thuốc và đánh giá hiệu lực của thuốc diệt cỏ
Hoạt động
Thực hành thí nghiệm ngoài đồng ruộng
Nội dung
Đánh giá hiệu lực của thuốc diệt cỏ ngoài đồng ruộng.
Trước khi học
SV biết được các bài học 1,2,3 và giáo viên hướng dẫn sinh viên phương pháp đánh giá hiệu lực diệt cỏ của thuốc trừ cỏ
Sau khi học
SV biết được phương pháp đánh giá hiệu lực của thuốc diệt cỏ và biết so sánh hiệu lực giữa cách nghiệm thức sử dụng trong thí nghiệm, từ đó giải thích được cơ chế tác động của các loại thuốc ảnh hưởng đến hiệu lực diệt cỏ của từng loài cỏ trên ruộng
Phương pháp và phương tiện
Thí nghiệm thuốc diệt cỏ trên cạn tại trại thực nghiệm khoa Nông học. Thí nghiệm chính quy 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.
Phương tiện: Bình phun thuốc, Thuốc trừ cỏ, dụng cụ đo đếm thí nghiệm.
Tổ chức và thực hiện
Mỗi nhóm thực hành được chia làm 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ sẽ thực hiện theo dõi 1 lần lặp lại của thí nghiệm sau đó sinh viên trình bày báo cáo của nhóm minh trước lớp và cả lớp thảo luận. Cuối cùng giáo viên tổng hợp lại kết quả thí nghiệm từ 3 nhóm để rút ra kết luận chung cho thí nghiệm.
Chương 5: Các biện pháp phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa
Tên bài học 1: Các loài cỏ dại phổ biến trên ruộng lúa
Hoạt động
Giáo viên chiếu slides, sinh viên nhận diện bằng mẫu vật cụ thể
Nội dung
Nhận diện và định dạnh các loài cỏ dại phổ biến trên ruộng lúa
Trước khi học
Sinh viên đọc tài liệu trong giáo trình quản lý cỏ dại và tham khảo thêm sách các loài cỏ dại phổ biến ở ruộng lúa.
Sau khi học
SV nhận diện và định danh chính xác các loài cỏ dại phổ biến trên ruộng lúa.
Phương pháp và phương tiện
Giáo viên chiếu các slides về hình ảnh các loài cỏ dại trên ruộng lúa cho sinh viên xem, SV sẽ nhận dạng các loài cỏ đó bằng mẫu cỏ tươi, sau đó viết báo cáo vào giấy và giáo viên sẽ tổng hợp, sửa chữa (nếu SV định dạnh sai) đồng thời chỉ cho SV biết đặc điểm để nhận diện từng loài.
Phương tiện: Sách cỏ, các slides hình ảnh, mẫu cỏ tươi, Giấy Ao, bút lông.
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm, mỗi nhóm 8 – 10 SV mỗi nhóm đều nhận số lượng các loài giống nhau để nhận diện và định danh.
Tên bài học 2: Phân biệt lúa, lúa cỏ, và cỏ lồng vực
Hoạt động
Giáo viên giải thích bài tập, sinh viên thảo luận và thuyết trình
Nội dung
Sự khác nhau giữa lúa, lúa cỏ, và cỏ lồng vực
Trước khi học
SV đọc tài liệu về đặc điểm thực vật học của cây lúa trong giáo trình cây lúa, đồng thời nắm được nôi dung bài học 1.
Sau khi học
SV biết các đặc điểm đẻ phân biệt được cây lúa, cây lúa cỏ và cây cỏ lồng vực
Phương pháp và phương tiện
SV sẽ so sánh các đặc điểm thực vật học của 3 loài cây trên.
Phương tiện: Mẫu cây tươi, giấy Ao, bút lông
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm, mỗi nhóm từ 8 – 10 SV thực hiện theo phương pháp trên rồi viết và giấy Ao sau đó lên thuyết trình và thảo luận. Giáo viên sẽ tổng hợp và đưa ra kết luận cuối cùng.
Tên bài học 3: Các biện pháp phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa
Hoạt động
Thực hiện seminar
Nội dung
Các biện pháp phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa
Trước khi học
SV nắm được các bài học ở chương 3 và 4, đọc thêm các tài liệu giáo trình quản lý cỏ dại, thu thập thông tin từ website của IRRI, và một số tài liệu tiếng anh nhận từ giáo viên.
Sau khi học
SV hiểu rõ và vận dụng được các biện pháp phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa, từ đó có thể xây dựng được quay trình phòng trừ cỏ dại tổng hợp trên ruộng lúa ở điều kiện cụ thể.
Phương pháp và phương tiện
SV làm seminar, viết báo cáo trên powerpoint, sau đó đại diện nhóm lên trình bày báo cáo và cả lớp thảo luận
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm, mỗi nhóm từ 8 – 10 SV thực hiện 1 phương pháp phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa.
Tên bài học 4: Điều tra, đánh giá tình hình cỏ dại và hiện trạng phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa tại địa phương.
Hoạt động
Tham quan thực tế (field trip)
Nội dung
Điều tra, đánh giá tình hình cỏ dại (thành phần, mật số cỏ dại trên ruộng, quỹ hạt cỏ trong đất) và hiện trạng phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa của nông dân tại địa phương.
Trước khi học
Giáo viên giảng giải bài tập, SV đã nắm được nôi dung các bài học 1, 2, 4.
Sau khi học
SV biết được phương pháp điều tra cỏ dại trên ruộng lúa, phương pháp phỏng vấn nông dân để thu thập thông tin, thực tế sản xuất lúa và đánh giá được hiện trạng cỏ dại trong ruông lúa cũng như các biện pháp phòng trừ cỏ dại của nông dân.
Phương pháp và phương tiện
Đi tham quan thực tế, điều tra cỏ dại trên ruộng và phỏng vấn nông dân.
Phương tiện: Xe, dung cụ điều tra, phiếu điều tra.
Tổ chức và thực hiện
Chia lớp thành 4 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn được chia thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ sẽ thực hiện 1 nôi dung. Sau khi các nhóm nhỏ hoàn thành phần nôi dung của mình thì tổng hợp lại để viết báo cáo chung cho 1 nhóm lớn. Mỗi nhóm lớn sẽ có 1 bài báo cáo tổng hợp để trình bày trước lớp và thảo luận.
Chương 6: Cỏ dại trên cây trồng cạn và biện pháp phòng trừ
Tên bài học 1: Nhận diện và định dạnh các loài cỏ dại phổ biến trên cạn
Hoạt động
Giáo viên chiếu slides, sinh viên nhận diện bằng mẫu vật cụ thể
Nội dung
Nhận diện và định dạnh các loài cỏ dại phổ biến trên cạn
Trước khi học
Sinh viên đọc tài liệu trong giáo trình quản lý cỏ dại và tham khảo thêm sách các loài cỏ dại phổ biến tại Việt Nam.
Sau khi học
SV nhận diện và định danh chính xác các loài cỏ dại phổ biến trên cạn.
Phương pháp và phương tiện
Giáo viên chiếu các slides về hình ảnh các loài cỏ dại trên cạn cho sinh viên xem, SV sẽ nhận dạng các loài cỏ đó bằng mẫu cỏ tươi, sau đó viết báo cáo vào giấy và giáo viên sẽ tổng hợp, sửa chữa (nếu SV định dạnh sai) đồng thời chỉ cho SV biết đặc điểm để nhận diện từng loài.
Phương tiện: Sách cỏ, các slides hình ảnh, mẫu cỏ tươi, Giấy Ao, bút lông.
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm, mỗi nhóm 8 – 10 SV mỗi nhóm đều nhận số lượng các loài giống nhau để nhận diện và định danh.
Tên bài học 2: Cỏ dại trên các cây trồng cạn và các biện pháp phòng trừ.
Hoạt động
Thực hiện seminar
Nội dung
Cỏ dại trên các cây trồng cạn và Các biện pháp phòng trừ.
Trước khi học
SV nắm được các bài học ở chương 3 và 4, đọc thêm các tài liệu giáo trình quản lý cỏ dại, thu thập thông tin từ website và một số tài liệu tiếng anh nhận từ giáo viên.
Sau khi học
SV hiểu rõ và vận dụng được các biện pháp phòng trừ cỏ dại trên một số cây trồng cạn, từ đó có thể xây dựng được quay trình phòng trừ cỏ dại tổng hợp ở điều kiện cụ thể.
Phương pháp và phương tiện
SV làm seminar, viết báo cáo trên powerpoint, sau đó đại diện nhóm lên trình bày báo cáo và cả lớp thảo luận
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm, mỗi nhóm 5 SV thực hiện 1 loại cây trồng.
5          Đánh giá hoàn tất môn học
-          Sinh viên tham dự đày đủ các buổi thực hành mới được dự thi lý thuyết.
-          Các bài kiểm tra giữa học kỳ và các bài seminar: 40% tổng số điểm
-          Sinh viên thi cuối khóa được 60% điểm tổng số điểm
-          Điểm được quy đổi 10/10
6          Tiêu chuẩn giảng viên
- Kinh nghiệm: Đã qua tập sự và giảng thử đạt yêu cầu chuyên môn
- Chuyên môn: Tốt nghiệp đúng chuyên ngành
 
7          Tài liệu tham khảo
A. S. Crafts, 1967. The Chemitry And Mode Of Action Of Herbicides. Interscience Publishers. 666 Pages.
Dương Văn Chính, Suk Jin Koo, 2000. Cỏ Dại Phổ Biến Tại Việt Nam. NXB Nông Nghiệp. 291 trang.
E.M. Lavabre, 1991. Weed control. Macmillan education
Gilbert H. Ahlgren, Glenn C. Klingman, Dale E. Wolf, 1957. Principle Of Weed Control. Printed by John wiley & Sons, Inc. 368 pages
Glenn C. Klingman, 1966. Weed Control: As a Science. John Wiley & Sons, Inc
Hà Thị Hiến, 2001. Cỏ Dại Và Biện Pháp Phòng Trừ. NXB Thanh Niên. 254 trang.
Keith Moody, 1981. Major Weeds Of Rice In South And Southeast Asia.    IRRI, P.O. Box 933, Manila, Philippines. 79 Pages.
Kwesi Ampong – Nyarko and S. K. De Datta, 1991. Handbook For Weed Control In Rice. IRRI. P.O.Box 933, 1099 Manila, Philippines. 113 pages
Nguyễn Mạnh Chinh, Mai Thành Phụng, 2000. Cỏ Dại Trong Ruộng Lúa Và Biện Pháp Phòng Trừ. NXB Nông nghiệp. 64 trang.
Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2000. Cẩm Nang Thuốc Bảo Vệ Thực Vật. NXB Nông Nghiệp. 387 trang
Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền, Lê Trường, 1978. Cỏ Dại Và Biện Pháp Phòng Trừ. NXB Nông Nghiệp. 339 trang.
Robert L. Zimdahl, 2007. Fundamental of weed science. Academic Press. 688 pages
Roy G. Van Driesche, Thomas S. Bellows. Jr., 1996. Biologycal Control. An International Thomson Publishing Company. Pages 78 – 91, 354 – 365.
 
8          Ngày soạn thảo, nhóm/người biên soạn
-         Ngày biên soạn: 15-12-2007
-         Nhóm biên soạn:

TT
Họ và tên
Nghề nghiệp
Tên cơ quan
Địa chỉ
1
Nguyễn Hữu Trúc
Giảng viên
Đại học Nông Lâm Tp.HCM
    Thủ Đức

                                                                                                                                                                                                   
                                                                                Người biên soạn
 
 
 
                                                                                    Nguyễn Hữu Trúc
 
9          Phê duyệt chương trình môn học
- Trưởng Bộ môn BVTV
 
 
 
 

- Hội đồng khoa học khoa

Số lần xem trang: 2262
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018

Trang liên kết

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : hai sáu năm bốn sáu

Xem trả lời của bạn !