BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

            KHOA NÔNG HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2018

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

Ngành Nông học

- Tên chương trình đào tạo (tiếng Việt): Nông học

- Tên tiếng Anh: Agronomy

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Ngành đào tạo: Nông học

- Mã ngành: 7620109

- Loại hình đào tạo: Chính quy

- Thời gian đào tạo: 3,5 - 4,0 năm

- Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Nông học

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung (Goals)

Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo, cung cấp nhân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế hướng tới phát triển ngành sản xuất cây trồng an toàn và bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu; phấn đấu ngang tầm với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

1.2 Mục tiêu cụ thể (Programme Objectives)

Từ mục tiêu chung đã đề ra, mục tiêu cụ thể (viết tắt là PO) của chương trình đào tạo ngành Nông học sẽ trang bị cho người học:

PO1: Kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực Nông học.

PO2: Kỹ năng nghề nghiệp, tư duy sáng tạo và kỹ năng tự giải quyết vấn đề để vận dụng các khối kiến thức Nông học trong công việc, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật.

PO3: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm để thực hiện hiệu quả công việc và nghiên cứu trong lĩnh vực Nông học.

PO4: Năng lực hình thành ý tưởng, lên kế hoạch và thực hiện các giải pháp kinh tế kỹ thuật cho các hệ thống sản xuất cây trồng.

PO5: Ý thức và thái độ phù hợp trong việc nắm bắt các nhu cầu xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, tôn trọng và bảo vệ các giá trị đạo đức nghề nghiệp, và ý thức học tập suốt đời.

 

II. CHUẨN ĐẦU RA

Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Nông học phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:

A. KIẾN THỨC (KNOWLEDGE)

Trên cơ sở yêu cầu tối thiểu về kiến thức mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp, chương trình ngành Nông học cụ thể hóa các kiến thức thành các chuẩn đầu ra cấp Chương trình đào tạo (Programme Learning Outcomes - gọi tắt là “PLOs”) chia ra thành 2 phần:

Kiến thức chung (General knowledges)

PLO 1: Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội vào lĩnh vực Nông học.

PLO 2: Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để giải thích và biện luận những vấn đề trong lĩnh vực Nông học.

Kiến thức nghề nghiệp (Professional knowledges)

PLO 3: Vận dụng và thực hiện đúng các quy định, văn bản luật của Việt Nam liên quan đến công tác giống, phân bón, bảo vệ thực vật và sản xuất cây trồng.  

PLO 4: Vận dụng thích hợp các hệ thống nông nghiệp để sản xuất cây trồng an toàn, bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

PLO 5: Cải tiến và thực hiện các quy trình sản xuất cây trồng an toàn, bền vững và hiệu quả theo chuỗi hàng hóa (từ quy hoạch vùng sản xuất, các khâu kỹ thuật chính liên quan như chọn tạo và nhân giống, quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cỏ dại tổng hợp (IWeM), quản lý nước tổng hợp (IWaM), thu hoạch sơ chế, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm).

B. KỸ NĂNG (SKILL)

Kỹ năng chung (Generic skills)

PLO 6: Sử dụng được tiếng Anh và tin học cho công việc học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực Nông học.

PLO 7: Có kỹ năng lãnh đạo, làm việc độc lập, làm việc nhóm và quản lý nhóm làm việc.

PLO 8: Giao tiếp hiệu quả qua nhiều hình thức như văn bản, thư điện tử, thảo luận và thuyết trình.

Kỹ năng nghề nghiệp (Professional skills)

PLO 9: Cải tiến và thực hiện thành thạo các kỹ năng chuyên môn liên quan đến thực tiễn sản xuất cây trồng.

PLO 10: Triển khai, thực hiện và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất.

PLO 11: Tổng hợp, phân tích, đánh giá, và đề xuất các giải pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề liên quan đến sản xuất cây trồng và an toàn thực phẩm tuân theo các quy định về bảo tồn đa dạng sinh học, và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.

PLO 12: Hình thành ý tưởng, thiết kế và quản lý các hoạt động liên quan đến tổ chức sản xuất và cung ứng các vật tư thiết yếu cho sản xuất cây trồng (sản xuất và kinh doanh giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và các dịch vụ nông nghiệp).

C. THÁI ĐỘ (ATTITUDE)

Ý thức (Awareness)

PLO 13: Tự  nghiên cứu và ý thức học tập suốt đời.

Hành vi (Attitudes)

PLO 14: Tôn trọng và bảo vệ các giá trị đạo đức nghề nghiệp.

PLO 15: Thích ứng với yêu cầu phát triển của xã hội và sự thay đổi công việc trong nghề nghiệp, có ý thức và trách nhiệm đối với xã hội.

III. SỰ TƯƠNG QUAN NHẤT QUÁN GIỮA MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA (CĐR)

Bảng 1. Phân loại chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Nông học

POs

PLOs

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

1

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

4

4

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

5

5

5

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

6

6

PLO 01, 02,...., PLO15: CĐR cấp CTĐT; POs: Mục tiêu cụ thể của CTĐT

 

1

Kiến thức chung

(General knowledges)

4

Kiến thức nghề nghiệp

(Professional knowledges)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Kỹ năng chung

(General skills)

5

Kỹ năng nghề nghiệp

(Professional skills)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Ý thức

(Awareness)

6

Hành vi

(Attitudes)

 

IV. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Chương trình đào tạo ngành Nông học trang bị cho sinh viên tốt nghiệp năng lực để  đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các công ty, nhà máy, trang trại, các cơ quan quản lý nhà nước, trường và viện nghiên cứu với các vị trí việc làm bao gồm:

- Kỹ sư Nông học phụ trách kỹ thuật

- Giảng viên/Nghiên cứu viên

- Quản lý

V. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Nông học có thể học tập nâng cao trình độ (Thạc sỹ, Tiến sỹ) tại các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo hoặc các trường đại học trong và ngoài nước.

TRƯỞNG KHOA

            (Đã ký)

     TS. Võ Thái Dân

 

 

Số lần xem trang: 2159
Điều chỉnh lần cuối: 16-12-2019

Trang liên kết

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : hai sáu không tám tám

Xem trả lời của bạn !