Tác giả
: ThS. Nguyễn Phương
   KS. Nguyễn Hữu Trúc
Tên tài liệu
: Rèn nghề 1
Số trang
: 14
Ngày in
: 17-Aug-09
Dung lượng
: 336896
Tài liệu được lưu lần cuối
: 17-Aug-09
Hiệu chỉnh bởi
: PT
 

 
 
·        Tên môn học: Rèn nghề 1 (phần I)
·        Mã môn học: 204805
·        Bộ môn/Khoa quản lý: Trại thực nghiệm
·        Nhóm môn học: Chuyên ngành
·        Tính chất môn học: Bắt buộc
·        Bố trí giảng dạy: năm thứ 2              học kỳ: 3
·        Số tiết giảng dạy: Tổng số: 45          Lý thuyết:       Thực hành: 45
·        Tổng số bài/chương:
·        Tổng số bài trong năm: 15 bài                     học kỳ:
·        Số bài trong 1 tuần: 1 bài
·        Mô tả tóm tắt nội dung môn học:
Học phần là những bài thực hành trên đồng ruộng bao gồm các phương pháp chuẩn bị đất, chăm sóc cây, thực hành chiết, ghép một số loại cây trồng nông nghiệp.
Sinh viên thao tác được các kỹ thuật cơ bản, tiếp cận với thực tế sản xuất và thí nghiệm trên đồng ruộng.
Sinh viên trực tiếp làm việc trên đồng ruộng những nội dung trên.
         - Kiến thức: Kiến thức cơ bản về môn học rèn nghề 1.
         - Hiểu biết: cơ sở lý luận về môn học rèn nghề 1
        - Ứng dụng: Sinh viên thao tác tay nghề trên đồng ruộng
- Tổng hợp: Có thể áp dụng cho nhiều loại cây trồng trên cơ sở lý luận học được.
Nông học đại cương, sinh lý thực vật, khoa học đất cơ bản, di truyền đại cương, côn trùng đại cương, bệnh cây đại cương…

Chương mục
Số tiết
Số bài
Các mục tiêu cụ thể
Phương pháp giảng dạy
Tương quan chương mục đối với môn học
1
2
3
4
5
6
I
5
1
Giúp SV nắm được các nguyên tắc chung khi xây dựng quy trình trồng và chăm sóc cây trồng.
Hướng dẫn sinh viên thực hiện viết quy trình
 
      II
10
3
Giới thiệu các công cụ làm đất. Phương pháp làm đất trong vườn ươm, ngoài đồng: Hướng dẫn làm đất cho cây trồng cạn (làm liếp, luống, rạch hàng, cuốc hốc…). Làm đất cho cây trồng nước (ruộng sạ, ruộng cấy)
Thuyết trình, hướng dẫn thực hành, giải thích
Cơ sở lý thuyết, ứng dụng, thực hành.
     III
10
3
Hướng dẫn cách thiết lập vườn ươm cây con, kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm hạt, gieo hạt, chăm sóc, huấn luyện cây con trong vườn ươm. Hướng dẫn phương pháp nhân giống vô tính (giâm cành, chiết, ghép…)
Thuyết trình, giải thích, hướng dẫn thực hành.
Cơ sở lý thuyết, ứng dụng, thực hành.
IV
10
4
Gíup sinh viên tính toán lượng thuốc BVTV, cách sử dụng bình phun thuốc và cách phun thuốc đúng kỹ thuật.
Giải thích bài tập, hướng dẫn thực hành
 
V
10
4
Giúp SV nhận diện và tính toán lượng phân sử dụng và áp dụng bón cho từng loại cây trồng cụ thể.
Giải thích bài tập, hướng dẫn thực hành
 

Tên bài học 1: Viết quy trình trồng và chăm sóc cây trồng (Knock-out)
Hoạt động
Giáo viên giải thích bài tập
Nội dung
Viết quy trình trồng và chăm sóc cây trồng
Trước khi học
Đọc các tài liệu có liên quan về trồng và chăm sóc các cây trồng nêu trên.
 
Sau khi học
Tự viết qui trình chăm sóc cây trồng cụ thể, đọc thêm các tài liệu về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng.
 
Phương pháp và phương tiện
Cho SV thực hiện viết quy trình trồng và chăm sóc cho 3 loại cây trồng có kỹ thuật canh tác khác nhau. Ví dụ: cây lúa, cây rau (cà chua), cây ăn quả (hoặc cây công nghiệp dài ngày)
Phương tiện: giấy A0, bút lông
 
 
 
 
 
Tổ chức và thực hiện
Chia 3 nhóm và mỗi nhóm chọn ngẫu nhiên 1 loại cây trồng để viết. sau khi viết xong, chọn 1 sinh viên lên thuyết trình kết quả đạt được của nhóm, các SV khác đặt câu hỏi, các thành viên trong nhóm giải đáp câu hỏi, trường hợp SV trong nhóm không giải đáp được thì SV trong lớp có thể giải đáp (nếu biết). Những câu hỏi SV không giải đáp được thì giáo viên tổng hợp lại giải đáp chung cho cả lớp.
Ghi chú: Trong bài này, giáo viên nói sâu thêm về phần phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại, nước tưới và các hệ thống tưới sau đó đưa SV tham quan các hệ thống tưới tại trại thực nghiệm khoa Nông học.

Chương 2: Các phương pháp làm đất

Tên chương 2:­­­­­­­­­­­­­­­­­ Các phương pháp làm đất
        Tên bài học 1: Công cụ làm đất
 
Hoạt động
1 tiết: Giới thiệu các công cụ làm đất (thủ công, cải tiến), hướng dẫn sử dụng công cụ                 
1 tiết: Sinh viên tự thực hành sử dụng công cụ làm đất.                                                                   
Nội dung
- Cách sử dụng dụng cụ làm đất truyền thống (cuốc, xạc, cào…)
- Cách sử dụng dụng cụ cải tiến (máy làm đất loại nhỏ, máy cắt cỏ…)
 
Trước khi học
- Sinh viên mang bảo hộ lao động (dày bata, ủng, đội nón…).
- Sinh viên đọc kĩ phần “Công cụ làm đất” trong quyển “Bài giảng môn rèn nghề 1” Nguyễn Phương và Nguyễn Hữu Trúc, 2008.
 
Sau khi học
- Sinh viên sử dụng được các công cụ làm đất đã được giới thiệu
- Sinh viên kiểm tra, chùi rửa dụng cụ lao động trả lại cho người phụ trách
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình, hướng dẫn thực hành
- Làm việc theo nhóm.
- Powerpoint, máy chiếu, hình ảnh và công cụ làm đất.
 
Tổ chức và thực hiện
Giảng viên tổ chức và tự quản lớp.
- 1 tiết đầu: tập trung toàn lớp để nghe và xem phần hướng dẫn của giảng viên.
- 1 tiết sau chia nhóm: 10 người/ nhóm thực hành luân phiên các nội dung trên.
     Tên bài học 2: Phương pháp làm đất vườn ươm
 
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên trình bày yêu cầu về luống gieo hạt, luống giâm, giá thể vào bầu.
3 tiết: Sinh viên thực hành làm luống gieo hạt, luống giâm, trộn giá thể vào bầu.
 
Nội dung
- Các yêu cầu về đất (thành phầ đất, kích cở đất…), độ thoát nước, độ pH…của luống gieo hạt, giâm cần
- Thành phần của giá thể vào bầu, cách vào bầu, chọn bầu…
- Yêu cầu về ẩm độ cho luống giâm, cách thực hiện
 
Trước khi học
- Sinh viên mang bảo hộ lao động (dày bata, ủng, găng tay, đội nón…).
- Sinh viên đọc kĩ phần “phương pháp làm đất vườn ươm” trong quyển “Bài giảng môn rèn nghề 1” Nguyễn Phương và Nguyễn Hữu Trúc, 2008.
 
 
Sau khi học
- Giảng viên kiểm tra và đánh giá công việc sinh viên đã làm
- Sinh viên kiểm tra, chùi rửa dụng cụ lao động trả lại cho người phụ trách
- Sinh viên thao tác được các kỹ thuật làm mịn đất, hiểu được ý nghĩa các thành phần trong giá thể ươm bầu. Cách pha trộn đều giá thể. Cách vào bầu và sắp xếp bầu ươm đạt yêu cầu.
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình, giảng giải và hướng dẫn thực hiện
- Làm việc theo nhóm.
- Powerpoint, máy chiếu, hình ảnh, phim minh họa, cuốc, cào, xẻng, bạt, phân hữu cơ, phân vô cơ, bầu nilon…
 
 
 
Tổ chức và thực hiện
Giảng viên tổ chức và tự quản lớp.
- 1 tiết: Giảng viên trình bày yêu cầu về luống gieo hạt, luống giâm, giá thể vào bầu.
- 3 tiết: Chia nhóm: 10 sinh viên/ nhóm, thực hành luân phiên các nôi dung dưới đây
+ 1 tiết: Sinh viên thực hành làm luống gieo hạt.
+ 1 tiết: Sinh viên thực hành làm luống giâm.
+ 1 tiết: Sinh viên thực hành trộn giá thể - vào bầu ươm.                                                                   
      Tên bài học 3: Phương pháp làm đất ngoài đồng
Hoạt động
1 tiết : Giảng viên giảng lý thuyết, hướng dẫn làm đất.
5 tiết : Sinh viên thực hành.
 
Nội dung
- Làm cỏ, cuốc đất (cày đất nếu có), san đất
- Làm liếp (chìm, nổi), làm luống, cuốc hốc
- Làm đất cho ruộng sạ, ruộng cấy
Trước khi học
- Sinh viên mang bảo hộ lao động (dày bata, ủng, găng tay, đội nón…).
- Sinh viên đọc kĩ phần “phương pháp làm đất ngoài đồng” trong quyển “Bài giảng môn rèn nghề 1” Nguyễn Phương và Nguyễn Hữu Trúc, 2008.
 
 
Sau khi học
- Giảng viên kiểm tra, đánh giá phần công việc sinh viên vừa làm
- Sinh viên kiểm tra, chùi rửa dụng cụ lao động trả lại cho người phụ trách
- Sinh viên hiểu và tóm tắt được vai trò của làm cỏ, cày đất, san đất.
- Sinh viên hiểu tóm tắm vai trò và thao tác được liếp chìm, liếp nổi, luống, hốc, ruộng sạ và ruộng cấy.
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình, giảng giải, hướng dẫn thực hiện.
- Làm việc theo nhóm.
- Powerpoint, máy chiếu, hình ảnh, phim minh họa, cuốc các loại, cào, máy cày đất nhỏ, rựa…
 
 
 
Tổ chức và thực hiện
Giảng viên tổ chức và tự quản lớp.
- 1 tiết: Giảng viên trình bày và hướng dẫn thực hiện
- 5 tiết: Chia nhóm: 10 sinh viên/ nhóm, thực hành luân phiên các nôi dung dưới đây
+ 1 tiết: làm cỏ cuốc đất
+ 1 tiết: Làm liếp nổi, liếp chìm.
+ 1 tiết: Cuốc hốc, làm luống.
+ 2 tiết: Làm ruộng sạ, cấy.              

Tên chương 3:­­­­­­­­­­­­­­­­­ Kỹ thuật vườn ươm
       Tên bài học 1: Thiết lập vườn ươm, kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm hạt giống, gieo hạt
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên giảng lý thuyết.
2 tiết: Sinh viên thực hành
 
Nội dung
- Dựng vườn ươm tạm thời với vật liệu chuẩn bị sẳn
- Kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm một số hạt giống thông dụng: bắp, lúa, đậu, rau…
- Cách gieo, rấm hạt trong vườn ươm
 
Trước khi học
- Sinh viên mang bảo hộ lao động (dày bata, ủng, găng tay, đội nón…).
- Sinh viên đọc kĩ phần “Yêu cầu của vườn ươm và kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm, gieo hạt ” trong quyển “Bài giảng môn rèn nghề 1” Nguyễn Phương và Nguyễn Hữu Trúc, 2008.
 
Sau khi học
- Giảng viên kiểm tra, đánh giá phần công việc của sinh viên vừa làm.
- Sinh viên kiểm tra, chùi rửa dụng cụ lao động trả lại cho người phụ trách
- Sinh viên tiếp tục chăm sóc hạt đã gieo, tưới nước, bảo quản mẫu thử tỷ lệ nẩy mầm và viết báo cáo kết quả theo dõi cho giảng viên.
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình, giảng giải, hướng dẫn thực hiện.
- Làm việc theo nhóm.
- Powerpoint, máy chiếu, hình ảnh, phim minh họa, hạt giống, phân hữu cơ, rơm rạ, lưới, dây thép, kềm, búa, trụ tre, xoa tưới nước…
Tổ chức và thực hiện
- Chia nhóm, mỗi nhóm 10 sinh viên, luân phiên thực hiện các nội dung trên. Nhóm trưởng có nhiệm vụ báo cáo kết quả lại cho giảng viên.
          Tên bài học 2: Chăm sóc và huấn luyện cây con trong vườn ươm
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên giảng lý thuyết, thảo luận
1 tiết: Sinh viên thực hành chăm sóc cây con có sẳn trong vườn ươm
 
Nội dung
- Phá váng, bóp bầu, phân lọai cây con.
- Tưới nước, bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, điều chỉnh ánh sáng
 
Trước khi học
- Sinh viên mang bảo hộ lao động (dày bata, ủng, găng tay, đội nón…).
- Sinh viên biết được vai trò của các loại phân bón, thuốc bảo vệ thự vật
- Sinh viên đọc kĩ phần “Chăm sóc và huấn luyện cây con trong vườn ươm ” trong quyển “Bài giảng môn rèn nghề 1” Nguyễn Phương và Nguyễn Hữu Trúc, 2008.
Sau khi học
- Giảng viên kiểm tra, đánh giá công việc sinh viên đã làm.
- Sinh viên kiểm tra, chùi rửa dụng cụ lao động trả lại cho người phụ trách
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình, giảng giải, hướng dẫn thực hiện.
- Làm việc theo nhóm.
- Powerpoint, máy chiếu, hình ảnh minh họa, bình phun thuốc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, cuốc…
Tổ chức và thực hiện
- Chia nhóm, mỗi nhóm 10 sinh viên, mỗi nhóm làm tất cả các nội dung trên. Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở các thành viên và báo cáo kết quả lại cho giảng viên.
         Tên bài học 3: Phương pháp nhân giống vô tính
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên giảng lý thuyết, hướng dẫn thực hiện.
6 tiết: Sinh viên thực hành.
 
Nội dung
- Giâm cành (hoa giấy, rau bồ ngót)
- Chiết cành (xoài, nhãn, cam quýt)
- Ghép đọt (điều, sứ, hoa giấy), ghép mắt (cao su, ca cao)
Trước khi học
- Sinh viên mang bảo hộ lao động (dày bata, ủng, găng tay, đội nón…).
- Sinh viên đọc kĩ phần “Phương pháp nhân giống vô tính ” trong quyển “Bài giảng môn rèn nghề 1” Nguyễn Phương và Nguyễn Hữu Trúc, 2008.
Sau khi học
- Giảng viên kiểm tra và đánh giá bước đầu công việc sinh viên đã làm
- Sinh viên kiểm tra, lau chùi dụng cụ trả lại cho người quản lý. Vệ sinh nơi thực hành.
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình,
giảng giải.
- Làm việc theo nhóm.
- Powerpoint, máy chiếu, hình ảnh minh họa, dao, kéo, giây tháp, giá thể và cây mẫu.
Tổ chức và thực hiện
- Chia nhóm, mỗi nhóm 10 sinh viên, mỗi nhóm luân phiên làm tất cả các nội dung trên. Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở các thành viên và báo cáo kết quả lại cho giảng viên.

Tên bài học 1: Tên thuốc BVTV và các dạng thuốc
Hoạt động
Giảng và giải thích bài tập
Nội dung
Các thành phần cấu tạo nên tên thuốc và ý nghĩa của từng thành phần
Trước khi học
Đọc các tài liệu liên quan về thuốc BVTV trong giáo trình rèn nghề I
Sau khi học
SV tóm tắt bài học và đọc thêm các tài liệu về thuốc BVTV (cẩm nang sử dụng thuốc BVTV – Tác giả: Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến)
Phương pháp và phương tiện
Cho SV quan sát từ bao bì bên ngoài cho đến dạng thuốc bên trong của nhiều loại thuốc BVTV khác nhau, phòng trừ nhiều đối tượng dịch hại khác nhau với các dạng thuốc khác nhau. Sau khi quan sát, SV sẽ ghi lại các đặc điểm giống nhau và khác nhau của các thuốc đã quan sát.
Phương tiện: Các loại thuốc BVTV mỗi loại 3 chai (gói) cho 3 nhóm; Bút lông; giấy A0.
 
Tổ chức và thực hiện
Chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 8 – 10 và mỗi nhóm chọn 1 sinh viên lên thuyết trình kết quả đạt được của nhóm, các SV khác đặt câu hỏi hoặc bổ sung những thiếu sót, các thành viên trong nhóm giải đáp câu hỏi, trường hợp SV trong nhóm không giải đáp được thì SV trong lớp có thể giải đáp (nếu biết). Những câu hỏi SV không giải đáp được thì giáo viên tổng hợp lại giải đáp chung cho cả lớp.
Tên bài học 2: Tính toán lượng thuốc BVTV và lượng nước sử dụng cho một đơn vị diện tích
Hoạt động
Giảng phương pháp tính lượng thuốc và lượng nước
Nội dung
Thực hành tính toán lượng thuốc BVTV và lượng nước sử dụng cho một đơn vị diện tích
Trước khi học
Sinh viên đã nắm được các nội dung đã học ở bài 1, Sinh viên đọc thêm các tài liệu liên quan trong giáo trình thuốc BVTV và giáo trình rèn nghề 1
 
Sau khi học
Sinh viên tóm tắt bài học, đọc thêm các tài liệu về thuốc BVTV (cẩm nang sử dụng thuốc BVTV – Tác giả: Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến)
Phương pháp và phương tiện
Gợi ý cho sinh viên đưa ra các thành phần cấu tạo nên công thức tính từ đó xây dựng nên công thức tính. Mỗi sinh viên phải tính được lượng thuốc và lượng nước cần sử dụng.
Tổ chức và thực hiện
Cho sinh viên thảo luộn để tìm ra các thành phần cấu tạo nên từng công thức tính lượng thuốc và lượng nước
Tên bài học 3: Cấu tạo và chứng năng của các dụng cụ phun thuốc
Hoạt động
giảng và giải thích bài tập
Nội dung
Cấu tạo và chức năng của các bộ phận của từng loại bình phun thuốc.
Trước khi học
đọc các tài liệu về dụng cụ phun thuốc, cấu tạo, chức năng và cơ chế hoạt động của chúng trong giáo trình Thuốc BVTV và giáo trình rèn nghề 1
Sau khi học
Sinh viên tóm tắt bài học, đọc thêm các tài liệu về thuốc BVTV (cẩm nang sử dụng thuốc BVTV – Tác giả: Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến)
Phương pháp và phương tiện
Cho SV quan sát, tháo ráp, vẽ hình và nêu chức năng của các bộ phận cấu tạo nên bình phun thuốc
Phương tiên: các loại bình phun thuốc sử dụng phổ biến
Tổ chức và thực hiện
Chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 8 – 10 SV, mỗi nhóm thực hiện như phương pháp trên cho 1 loại bình phun thuốc
Tên bài học 4: Phương pháp pha thuốc, phun thuốc và cách khắc phục sự cố hư hỏng của bình phun thuốc
Hoạt động
Giáo viên giảng giải bài tập
Nội dung
Phương pháp pha thuốc, phun thuốc và khắc phục sự cố hư hỏng bình phun.
Trước khi học
Sinh viên đã nắm được các nội dung đã học ở bài 1, 2, 3 và đọc thêm các tài liệu liên quan trong giáo trình thuốc BVTV và giáo trình rèn nghề 1.
Sau khi học
Sinh viên tóm tắt bài học, đọc thêm các tài liệu về thuốc BVTV (cẩm nang sử dụng thuốc BVTV – Tác giả: Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến)
 
Phương pháp và phương tiện
Cho SV pha thuốc và phun trên một diện tích nhỏ tại khu trại thực nghiệm, qua quá trình phun thuốc, nếu sinh viên gặp phả sự hư hỏng của bình phun (như nghẹt bét, bình không có áp suất…) thì biết cách khắc phục.
Phương tiện: Bình phun, thuốc BVTV, dụng cụ lường nước, pipet lấy thuốc…
 
Tổ chức và thực hiện
Mỗi sinh viên phải tính toán và lấy đủ được lượng thuốc và lượng nước cần sử dụng để pha vào bình phun thuốc và phun trên một diện tích đã tính trước.

Tên bài học 1: Nhận diện các loại phân bón
Hoạt động
Giáo viên giảng giải bài tập
Nội dung
Nhận diện phân bón
Trước khi học
SV đọc tài liệu liên quan về phân bón hóa học trong giáo trình phân bón và giáo trình rèn nghề 1
 
Sau khi học
Sinh viên tóm tắt bài học, đọc thêm các tài liệu về Phân bón trong Giáo trình độ phì và phân bón.
 
Phương pháp và phương tiện
Cho sinh viên quan sát các loại phân bón và mô tả màu sắc, hình dáng, và kích thước của từng loại phân. Từ đó rút ra được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại phân đơn, các loại phân đa và giữa phân đơn với phân đa.
Phương tiện: Giấy A0, bút lông, Phân bón các loại
 
 
Tổ chức và thực hiện
Chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 8 – 10 SV, mỗi nhóm thực hiện như phương pháp trên và viết vào giấy A0, sau đó đại diện nhóm lên thuyết trình và các nhóm bổ sung cho nhau để bài tập được hoàn chỉnh, giáo viên gợi ý cho SV đặt câu hỏi và thảo luận chung.
Tên bải học 2: Phân hữu cơ và phương pháp ủ phân hữu cơ
Hoạt động
Giáo viên giảng giải quy trình ủ phân
Nội dung
Phương pháp ủ phân hữu cơ
Trước khi học
Đọc các tài liệu liên quan đến phân hữu cơ trong giáo trình phân bón và giáo trình rèn nghề 1
Sau khi học
Sinh viên tóm tắt bài học, đọc thêm các tài liệu về Phân bón trong Giáo trình độ phì và phân bón.
 
Phương pháp và phương tiện
Cho sinh viên tiến hành các thao tác ủ phân hữu cơ từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, tiến hành ủ và đến khi phân hữu cơ đã hoai mục hoàn toàn và sử dụng được.
Phương tiện: hầm ủ phân, cào, bạt nilong, thùng tưới nước, các nguyên liệu để ủ phân hữu cơ…
 
 
Tổ chức và thực hiện
Chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm từ 8 – 10 SV tiến hành ủ phân hữu cơ theo phương pháp trên. Sau khi phân đã hoai mục, tiến hành so sánh chất lượng phân hữu cơ thu được của từng nhóm (đánh giá bằng mắt thường dựa vào màu sắc, độ mịn của phân)
Tên bài học 3: Tính toán lượng phân bón sử dụng
Hoạt động
Giáo viên giảng giải cách tính lượng phân bón
Nội dung
Tính toán lượng phân bón cần sử dụng
Trước khi học
SV đã nắm được bài học 1, và đọc thêm tài liệu liên quan về phân bón trong giáo trình phân bón và giáo trình rèn nghề
 
Sau khi học
Sinh viên tóm tắt bài học, đọc thêm các tài liệu về Phân bón trong Giáo trình độ phì và phân bón.
Phương pháp và phương tiện
Giáo viên giảng giải cách tính và cho sinh viên các bài tập để tính lượng phân cho từng trường hợp cụ thể để bón cho cây trồng ngoài đồng ruộng.
 
 
 
Tổ chức và thực hiện
Chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài tập tính toán lượng phân cho từng cây cụ thể (3 loại cây tại trại thực nghiệm). Từ đó cân lượng phân như đã tính toán để mang ra ruộng bón cho cây trồng đã chọn.
Phương tiện: Giấy A0, bút lông, phân bón các loại, cân, thau chậu đựng phân, và các loại cây trồng đã chuẩn bị sẵn ngoài ruộng.
Tên bài học 4: Thực hành bón phân cho cây trồng
Hoạt động
Giáo viên hướng dẫn sinh viên cách bón phân cho từng loại cây trồng ngoài đồng ruộng
Nội dung
Thực hành bón phân cho cây trồng
Trước khi học
Sinh viên đã nắm được các bài học 1, 2, 3 và đọc thêm các tài liệu về cách bón phân cho cây trồng trong giáo trình rèn nghề 1 và các sách về kỹ thuật canh tác một số loại cây trồng.
Sau khi học
Sinh viên tóm tắt bài học, đọc thêm các tài liệu về Phân bón trong Giáo trình độ phì và phân bón, Kỹ thuật trồng và chăm sóc và bón phân cho một số loại cây trồng.
Phương pháp và phương tiện
Từ lượng phân đã tính được ở bài 3, mỗi sinh viên trong mỗi nhóm phải tự bón phân cho cây trồng thuộc nhóm mình, hai nhóm còn lại quan sát và đưa ra ý kiến thảo luận chung cho việc bón phân của loại cây trồng đó. Công việc này sẽ luân phiên cho cả 3 nhóm với 3 loại cây trồng khác nhau.
Phương tiện: Phân bón, cuốc, cào, …
Tổ chức và thực hiện
Chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm từ 8 – 10 sinh viên thực hiện việc bón phân cho loại cây trồng thuộc nhóm của họ.

- Sinh viên thực hành trong các bài học được: 40% điểm (mỗi bài học cho thang điểm 10, sau đó cộng lại chia đều rồi quy về hệ số điểm 40%).
- Sinh viên thi thực hành tay nghề và lý thuyết cuối khóa được: 60% điểm
- Kinh nghiệm: Đã qua tập sự và giảng thử đạt yêu cầu chuyên môn
- Chuyên môn: Tốt nghiệp đúng chuyên ngành
1. Qui trình kỹ thuật cao su, Nhà xuất bản GTVT, năm 2004, 87 Trang
2. Ngô Văn Liết, Sản xuất và công nghệ hạt giống (chưa xuất bản)
3. Lê Văn Tự, 1994, Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả, nhà xuất bản nông nghiệp, 44 trang
4. Dương Thiên Tước, 1998, Nghề làm vườn-tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, 88 trang.
5. L. O. Copeland and M. B. McDonald, 1985. Principle of seed science and technology. New York and Collier Macmillan publishers, London.467p.
- Ngày biên soạn: 15-12-2007
- Nhóm biên soạn:

TT
Họ và tên
Nghề nghiệp
Tên cơ quan
Địa chỉ
1
Nguyễn Phương
Giảng viên
Đại học Nông Lâm Tp.HCM
    Thủ Đức
2
Nguyễn Hữu Trúc
Giảng viên
Đại học Nông Lâm Tp.HCM
    Thủ Đức

                                                                                                                                                                                                   
                                                                                Nhóm biên soạn
 
 
 
                                                           Nguyễn Phương                    Nguyễn Hữu Trúc
 
- Trưởng trại thực nghiệm
 
 
    TS. TRẦN TẤN VIỆT
 

- Hội đồng khoa học khoa

Số lần xem trang: 2591
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018

Trang liên kết

  

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : chín bốn sáu tám sáu

Xem trả lời của bạn !

logolink