Giới thiệu

Bộ môn Cây công nghiệp và dược liệu được thành lập năm 1977, tách ra từ ban Cây trồng Trường Đại học Nông nghiệp 4, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
 
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo:

 

Cơ sở gồm có một phòng thực tập với một số thiết bị kỹ thuật (máy vi tính, kính hiển vi, máy chiếu slides, kính lúp, cân, hóa chất v.v…). Phòng thí nghiệm hạt giống được trang bị do tài trợ của Dự án Darwin Initiative (2002) nghiên cứu về mô hình hoá sức sống hạt, cường lực, miên trạng, kích hạt, cải thiện và đánh giá chất lượng hạt, tồn trữ hạt.  
 
Các hoạt động về đào tạo
  • Bộ môn giảng dạy về các Cây công nghiệp chuyên ngành Nông học với cả hai hệ chính qui và hệ vừa học vừa làm.
  • Số lượng sinh viên được đào tạo huấn luyện ở Bộ môn trung bình 600 sinh viên/ 1 năm (gồm sinh viên chính qui và hệ vừa học vừa làm).
  • Số lượng sinh viên được hướng dẫn đề tài tốt nghiệp ở Bộ môn trung bình 60 sinh viên/ năm. Ngoài ra Bộ môn còn tham gia hướng dẫn sau Đại học, trung bình 6 sinh viên/ năm.
 
Các sách kỹ thuật đã xuất bản:

 

Phan Gia Tân. 1983. Cây mía và kỹ thuật trồng mía ở miền Nam. Nhà xuất bản TPHCM, 190 tr.
Phan Gia Tân. 1984. Cây dứa và kỹ thuật trồng dứa ở miền Nam. Nhà xuất bản TPHCM,158 tr.
 Lê Quang Hưng. 1999. Kỹ thuật trồng và thu hoạch cà phê xuất khẩu. Nhà xuất bản Giáo dục, 179 tr.
Lê Quang Hưng. 2003. Nông học đại cương, nguyên lý và ứng dụng, NXB ĐH Quốc Gia, 182 tr.
Lê Quang Hưng. 2007. Công nghệ hạt giống, sinh lý và tồn trữ, NXB Nông nghiệp, 103 tr.
Lê Quang Hưng. 2008. Công nghệ hạt giống, nguyên lý và ứng dụng, NXB Nông nghiệp, 163 tr.
 
Nghiên cứu khoa học
 
Hướng nghiên cứu chính đi vào các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp để đạt năng suất chất lượng cao trên cơ sở hạ giá thành đầu tư cho một số cây công nghiệp. Các hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên sâu vào tác động kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng hình thái, cảm quan, công nghệ hạt giống như cường lực, tuổi sống, miên trạng, mô hình hoá sức sống, đánh giá chất lượng hạt, bảo tồn giống, đa dạng sinh học
 
Hợp tác và chuyển giao kỹ thuật:

 

Bộ môn đã tham gia các dự án trong nước:
  • Chương trình KX- 08 ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai về mía và đậu nành, thuốc lá.
  • Chương trình sản xuất mía đường năm 2000.
  • Chương trình phát triển nông thôn xã miền núi Ngọc Định, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. 
  • Chương trình phát triển nông thôn xã miền núi Sùng Nhơn, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận
  • Chương trình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong ngành cao su.
 
Các dự án hợp tác quốc tế gồm có các chương trình:
  • Chương trình SAREC, chương trình cây có củ CIP, CIAT.
  • Dự án kết hợp cây trồng và vật nuôi ở các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh (2002-2004), Darwin Initiative (bảo tồn giống cây) từ 2001-2003 và trao đổi học thuật đến nay.

Về chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp: bộ môn đã tham gia chuyển giao kỹ thuật và khuyến nông cho cây công nghiệp như cà phê, điều, công nghệ hạt giống:

  • Đã chuyển giao một số giống mía tốt mới cùng biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất mía cho nhiều nông trường hoặc các cơ sở sản xuất mía ở miền Nam Việt Nam.
  • Đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất đạt năng suất và phẩm chất cao cà phê xuất khẩu ở Lâm Đồng và Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu.
  • Đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất điều đạt năng suất cao ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai: huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.
  • Đã chuyển giao ứng dụng chất sinh trưởng tăng đậu trái cà phê tại tỉnh Bình Phước (1999-2001)
  • Đã chuyển giao ứng dụng chất sinh trưởng tăng đậu trái điều tại tỉnh Bình Phước (2003- 2006)

Thành viên bộ môn

1. TS. Võ Thái Dân, Giảng viên chính, trưởng bộ môn, trưởng Phòng đào tạo

Email: vothaidan@hcmuaf.edu.vn

Hướng nghiên cứu khoa học : nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, phẩm chất chè, đa dạng sinh học.

2. TS. Nguyễn Đức Xuân Chương, Giảng viên        

Email : ndxchuong@gmail.com
Hướng nghiên cứu khoa học: nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tăng năng và phẩm chất ca cao, cà phê.

3. ThS. Nguyễn Thị Thuý Liễu, Giảng viên

Email: nguyenlieuqn@hcmuaf.edu.vn

Hướng nghiên cứu khoa học: nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và phẩm chất mía, đậu phọng, bông, mè, đay.

 

4. ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang, Giảng viên

Email: nthtrang@hcmuaf.edu.vn

 

5. ThS. Trần Văn Bình, Trợ giảng

Email: tranvanbinh@hcmuaf.edu.vn

 

7. PGS. TS. Lê Quang Hưng, Giảng viên chính (nghỉ hưu)

Email: lqhung@hcmuaf.edu.vn hoặc lhung789@gmail.com 

      Hướng nghiên cứu khoa học:

  • Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật điều khiển nở hoa, thâm canh tăng năng suất và chất lượng cà phê, điều xuất khẩu. Các kỹ thuật tăng năng suất cây chè, hồ tiêu.
  • Nghiên cứu công nghệ hạt giống cây trồng (Seed Science and Technology) các cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, hoa kiểng.
8. KS. Phan Gia Tân, Giảng viên (nghỉ hưu)   
Hướng nghiên cứu khoa học : nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và phẩm chất cây mía, cây đậu phụng và hồ tiêu trên cơ sở hạ giá thành đầu tư.

 

Số lần xem trang: 3503
Điều chỉnh lần cuối: 02-06-2021

Trang liên kết

  

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : hai bốn một một chín

Xem trả lời của bạn !

logolink