Tác giả
: Phạm Hữu Nguyên
Tên tài liệu
: Cây rau
Số trang
: 17
Ngày in
: 17-Aug-09
Dung lượng
: 203776
Tài liệu được lưu lần cuối
: 17-Aug-09
Hiệu chỉnh bởi
: PT

 

§        Tên môn học: Cây Rau 
§        Mã môn học: 204418
§        Bộ môn/khoa quản lý: Bộ môn Cây lương thực - Rau - Hoa - Quả, Khoa Nông học
§        Nhóm môn học: Chuyên ngành
§        Tính chất môn học: Bắt buộc
§        Bố trí giảng dạy: năm thứ: 4, học kỳ: 7
§        Số tiết giảng dạy: Tổng số: 45; Lý thuyết: 36; Thực hành: 9
§        Tổng số chương/môn học: 9
§        Số bài trong tuần: 1
§        Mô tả tóm tắt nội dung môn học:
Phần đại cương: giới thiệu về tình hình sản xuất và thị trường, triển vọng phát triển, tài nguyên, các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, các khâu kỹ thuật trong canh tác cây rau, các qui định để sản xuất rau theo hướng an toàn, giới thiệu sơ lược về các tiêu chí sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP – Good Agricultural Practics), rau hữu cơ.
Phần chuyên khoa: Sự hiểu biết chuyên sâu về một số cây rau đại diện cho các nhóm rau: Rau ăn lá (bắp cải), rau ăn quả (cà chua), rau ăn củ (khoai tây) và rau gia vị (hành lá, húng).
Giúp người học nắm bắt được các kiến thức về ngành trồng rau, hiểu rõ về kỹ thuật trồng, nhân giống và để giống một số loại rau chính theo từng nhóm rau: bắp cải (rau ăn lá), rau ăn quả (cây cà chua), rau ăn củ (khoai tây) và nhóm rau gia vị (Hành lá, húng).
Có khả năng nhận biết, tư duy và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn sản xuất rau.
-       Kiến thức: có kiến thức đại cương và chuyên sâu về kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại rau phổ biến như: cà chua, khoai tây, bắp cải, hành lá và rau húng.
-       Hiểu biết: hiểu rõ các khâu kỹ thuật trong nghề trồng rau.
-       Ứng dụng: có khả năng trồng và chăm sóc các loại rau khác nhưng cùng chủng loại với một số cây rau đại diện đã được học trong chương trình.
-       Tổng hợp: có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn sản xuất rau
Nông học đại cương, Sinh lý thực vật, Nông hóa - Thổ nhưỡng, côn trùng, bệnh cây, thuốc BVTV, chọn giống cây trồng, thủy nông, khí tượng.

4          Tiến trình giảng dạy

 

 
Chương mục
 
Số tiết
(LT+TH)
Số bài
Các mục tiêu cụ thể
Phương pháp giảng dạy
Tương quan của chương mục đối với môn học
1
2
3
4
5
6
Giới thiệu chung
1
1
Giới thiệu tổng quan về ngành sản xuất rau
- Thuyết trình
- Thảo luận chung
Giới thiệu tổng quan về ngành sản xuất rau
Cơ sở sinh vật học của cây rau
2 (1 + 1)
1
- Phân loại rau
- Nguồn gốc, sự phân bố rau trên thế giới
- Các thời kỳ sinh trưởng của rau
- Thuyết trình
- Thảo luận chung
Khái quát về nguồn gốc, phân loại rau và đời sống của cây rau
Điều kiện ngoại cảnh
 
2
1
Yêu cầu của rau đối với: nhiệt độ, ánh sáng, nước và dinh dưỡng
- Thuyết trình
- Thảo luận chung
Giới thiệu về các điều kiện sinh thái của cây rau
Cơ sở kỹ thuật của nghề trồng rau
10 (5 + 5)
2
Giới thiệu các kỹ thuật trồng và chăm sóc rau
- Thuyết trình
- Thảo luận chung
- Minh họa bằnh hình ảnh
- Báo cáo theo nhóm
Các biện pháp kỹ thuật căn bản trong nghề trồng rau
Rau an toàn và rau theo hướng GAP, rau hữu cơ 
9 (6 + 3)
2
Tổ chức sản xuất rau an toàn, rau theo GAP
- Thuyết trình
- Thảo luận chung
- Minh họa bằnh hình ảnh, phim khoa giáo
- Tham quan thực tế
Giới thiệu các điều kiện để sản xuất rau an toàn
Kỹ thuật trồng cây cà chua
4
1
- Nắm được các giống trồng phổ biến
- Nắm được các biện pháp kỹ thuật trồng cà chua
- Thuyết trình
- Thảo luận chung
- Minh họa bằnh hình ảnh, phim khoa giáo
 
Giới thiệu kỹ thuật trồng của đại diện nhóm rau ăn quả
Kỹ thuật trồng cây khoai tây
4
1
- Nắm được các giống trồng phổ biến
- Nắm được các biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây
- Thuyết trình
- Thảo luận chung
- Minh họa bằnh hình ảnh, phim khoa giáo
 
Giới thiệu kỹ thuật trồng của đại diện nhóm rau ăn rễ, củ
Kỹ thuật trồng cây bắp cải
4
1
- Nắm được các giống trồng phổ biến
- Nắm được các biện pháp kỹ thuật trồng bắp cải
- Thuyết trình
- Thảo luận chung
- Minh họa bằnh hình ảnh, phim khoa giáo
 
Giới thiệu kỹ thuật trồng của đại diện nhóm rau ăn lá, bắp
Kỹ thuật trồng cây hành lá, húng
4
1
- Nắm được các giống trồng phổ biến
- Nắm được các biện pháp kỹ thuật trồng hành lá và các loại rau húng
- Thuyết trình
- Thảo luận chung
- Minh họa bằnh hình ảnh
Giới thiệu kỹ thuật trồng của đại diện nhóm rau gia vị

 

4.2        Cấu trúc chi tiết nội dung môn học

Chương 1: Giới thiệu chung về ngành sản xuất rau
Tên chương 1: Giới thiệu chung về ngành sản xuất rau
          Tên bài học 1: Giới thiệu chung về ngành sản xuất rau
Hoạt động
1 tiết         Giảng và thảo luận chung           Giảng viên: Phạm Hữu Nguyên
Nội dung
1.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và trong nước
1.2 Giá trị dinh dưỡng và vai trò của rau trong đời sống
1.3 Nhiệm vụ và định hướng phát triển của ngành sản xuất rau
1.4 Những đặc điểm của ngành sản xuất rau
1.5 Những thuận lợi và khó khăn của ngành sản xuất rau
Trước khi học
- Đọc các tài liệu sau 1 cách cẩn thận:
Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi, 1996. Rau và trồng rau (giáo trình cao học nông nghiệp). Chương 1.
Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An và Nghiêm Thị Bích Hà, 2000. Cây rau. Chương 1.
Sau khi học
- Thảo luận chung tại lớp
- Sinh viên đọc thêm các tài liệu:
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN, ngày 05 tháng 6 năm 2007 V/v Phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Trang 2, 3, 7 và trang 8.
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình
- Thảo luận chung tại lớp
Tổ chức và thực hiện
Lớp học – máy tính – máy chiếu projector - bảng
Chương 2: Cơ sở sinh vật học của cây rau

Tên chương 2: Cơ sở sinh vật học của cây rau
          Tên bài học 2: Cơ sở sinh vật học của cây rau
Hoạt động
1 tiết   Giảng và thực hành                    Giảng viên: Phạm Hữu Nguyên
Nội dung
2.1 Phân loại rau theo đặc tính thực vật học, bộ phận sử dụng và theo phương pháp sinh vật học nông nghiệp
2.2 Nguồn gốc, sự phân bố rau trên thế giới
2.3 Các thời kỳ sinh trưởng của rau
Trước khi học
- Đọc các tài liệu sau 1 cách cẩn thận:
Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài Và Trần Khắc Thi, 1996. Rau và trồng rau (giáo trình cao học nông nghiệp). Chương 2.
Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An và Nghiêm Thị Bích Hà, 2000. Cây rau. Chương 2.
Sau khi học
Sinh viên đọc thêm tài liệu:
Phạm Hoàng Hộ, 1993. Cây cỏ Việt Nam. Montréal. Canada. Tiếng Việt.
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình
- Nhận diện các loại rau qua hình ảnh
- Thực hành phân loại rau trong phòng
Tổ chức và thực hiện
Lớp học – máy tính – máy chiếu projector – bảng – hạt giống các loại

Chương 3: Yêu cầu của rau đối với điều kiện ngoại cảnh

Tên chương 3: Yêu cầu của rau đối với điều kiện ngoại cảnh
          Tên bài học 3: Yêu cầu của rau đối với điều kiện ngoại cảnh
Hoạt động
2 tiết   Giảng trên lớp                       Giảng viên: Phạm Hữu Nguyên
Nội dung
3.1 Yêu cầu của rau đối với nhiệt độ
3.2 Yêu cầu của rau đối với ánh sáng
3.3 Yêu cầu của rau đối với nước
3.4 Yêu cầu của rau đối với dinh dưỡng
Trước khi học
- Đọc các tài liệu sau 1 cách cẩn thận:
Võ Thái Dân, 2007. Khí tượng nông nghiệp đại cương. Chương 7 và chương 8 trang 49 - 82.
Trần Văn Mỹ, 1999. Bài giảng môn học Thủy Nông. Trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Lê Văn Căn, 1978. Giáo trình nông hóa. Nhà xuất bản Nông Thôn.
Lê Văn Dũ, 2000. Bài giảng môn học Độ phì nhiêu đất đai và phân    bón. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi học
Sinh viên đọc thêm các tài liệu:
Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An và Nghiêm Thị Bích Hà, 2000. Cây rau. Chương 3
W.Wichmann, 2004. World Fertilizer Use manual. BASF AG, Germany. 600pp. http://www.fertilizer.org/ifa/form/pub_det.asp?id=909
Phương pháp và phương tiện
Thuyết trình
Tổ chức và thực hiện
Lớp học – máy tính – máy chiếu projector - bảng

Chương 4: Cơ sở kỹ thuật của nghề trồng rau

Tên chương 4: Cơ sở kỹ thuật của nghề trồng rau
          Tên bài học 4: Cơ sở kỹ thuật của nghề trồng rau
Hoạt động
10 tiết   Giảng trên lớp, thực tập trồng rau    Giảng viên: Nguyên
Nội dung
4.1 Phương thức trồng rau
4.2 Đất trồng rau
4.3 Hạt giống rau
4.4 Kỹ thuật gieo ươm cây con
4.5 Kỹ thuật trồng
4.6 Kỹ thuật chăm sóc
4.7 Thu hoạch và để giống
Trước khi học
- Đọc các tài liệu sau 1 cách cẩn thận:
Phạm Hồng Cúc, Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 2001. Kỹ thuật trồng rau. Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Chương 3, trang 22 – 38.
Sau khi học
- Sinh viên đọc thêm các tài liệu:
Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài Và Trần Khắc Thi, 1996. Rau và trồng rau (giáo trình cao học nông nghiệp). Chương 4.
Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh, 2003. Cẩm nang sâu bệnh hại cây trồng (quyển 2: cây thực phẩm). Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 596 trang.
- Chuẩn bị vật tư để thực tập trồng rau
Phương pháp và phương tiện
- Lên lớp
- Minh hoạt bằng hình ảnh
- Lớp học – máy tính – máy chiếu projector - bảng
- Chia 5 - 7 sinh viên/nhóm: thực tập trồng rau
- Báo cáo theo nhóm

Chương 5: Sản xuất rau an toàn và rau theo hướng GAP, rau hữu cơ 

Tên chương 5: Sản xuất rau an toàn và rau theo hướng GAP, rau hữu cơ 
          Tên bài học 5: Sản xuất rau an toàn và rau theo hướng GAP, rau hữu cơ 
Hoạt động
6 tiết    Giảng trên lớp, tham quan       Giảng viên: Phạm Hữu Nguyên
Nội dung
5.1 Khái niệm về rau an toàn
5.2 Nguyên nhân gây nhiễm bẩn cho rau trồng
5.3 Điều kiện để sản xuất rau an toàn
5.4  Giới thiệu về rau hữu cơ, rau sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt
Trước khi học
- Đọc các tài liệu sau 1 cách cẩn thận:
 Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng, 2003. Kỹ thuật trồng rau sạch (rau an toàn). Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 88 trang.
Nguyễn Văn Uyển, 1995. Vùng rau sạch một mô hình nông nghiệp sinh thái cấp bách. Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 70 trang.
Trần Khắc Thi, 1996. Kỹ thuật trồng rau sạch. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 112 trang.
Sau khi học
- Thảo luận chung tại lớp
- Sinh viên đọc thêm các tài liệu:
Huỳnh Thanh Hùng, 2001. Ảnh hưởng của phân hữu cơ có nguồn gốc từ thức ăn hỗn hợp đến sự tích lũy một số kim loại nặng trong đất và một số loại rau ăn lá ở Tp. Hồ Chí Minh và Biên Hòa. Tập san khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh số 4/2001
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyết định Số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 V/v ban hành “Qui định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an tòan”. 22 trang.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyết định Số 379/2008/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 V/v ban hành “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn”. 22 trang.
Phương pháp và phương tiện
- Lên lớp
- Minh họa bằng hình ảnh, phim
Tổ chức và thực hiện
- Lớp học – máy tính – máy chiếu projector – loa - bảng
- Tham quan cơ sở sản xuất rau an toàn

Chương 6: Kỹ thuật trồng cây cà chua

Tên chương 6: Kỹ thuật trồng cây cà chua
          Tên bài học 6: Kỹ thuật trồng cây cà chua
Hoạt động
4 tiết       Giảng trên lớp                       Giảng viên: Phạm Hữu Nguyên
Nội dung
6.1 Vị trí và giá trị của cà chua
6.2 Nguồn gốc và phân bố
6.3 Đặc tính thực vật học
6.4 Điều kiện ngoại cảnh
6.5 Kỹ thuật trồng trọt
6.6 Hiện tượng rụng nụ, hoa và biện pháp hạn chế
6.7 Thu hoạch, bảo quản và để giống
Trước khi học
- Đọc các tài liệu sau 1 cách cẩn thận:
Tạ Thu Cúc, 2001. Kỹ thuật trồng cà chua. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam, 104 trang.
Phạm Hồng Cúc, 1999. Kỹ thuật trồng cà chua. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam, 52 trang.
Sau khi học
- Sinh viên đọc thêm các tài liệu:
Trần Khắc Thi, Mai Thị Phương Anh, 2003. Kỹ thuật trồng cà chua (an toàn quanh năm). Nhà xuất bản Nghệ An, Việt Nam. 160 trang.
- Thảo luận chung tại lớp
Phương pháp và phương tiện
- Lên lớp
- Minh họa bằng hình ảnh, phim
Tổ chức và thực hiện
- Lớp học – máy tính – máy chiếu projector – loa - bảng
- Tham quan thực tế (kết hợp với môn thực tập giáo trình)

Chương 7: Kỹ thuật trồng cây Khoai tây

Tên chương 7: Kỹ thuật trồng cây khoai tây
          Tên bài học 7: Kỹ thuật trồng cây khoai tây
Hoạt động
4 tiết                Giảng trên lớp              Giảng viên: Phạm Hữu Nguyên
Nội dung
7.1 Vị trí và giá trị của khoai tây
7.2 Nguồn gốc và phân bố
7.3 Đặc tính thực vật học
7.4 Điều kiện ngoại cảnh
7.5 Các thời kỳ sinh trưởng của cây khoai tây
7.6 Kỹ thuật trồng trọt
7.7 Hiện tượng thoái hóa khoai tây và biện pháp khắc phục
7.8 Thu hoạch, bảo quản
Trước khi học
- Đọc các tài liệu sau 1 cách cẩn thận:
Đường Hồng Dật, 2005. Cây Khoai tây và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Nhà xuất bản lao động – xã hội, Việt Nam, 116 trang.
Sau khi học
Thảo luận chung tại lớp
Phương pháp và phương tiện
- Lên lớp
- Minh họa bằng hình ảnh, phim
Tổ chức và thực hiện
- Lớp học – máy tính – máy chiếu projector – loa - bảng
- Tham quan thực tế (kết hợp với môn thực tập giáo trình)

Chương 8: Kỹ thuật trồng cây bắp cải

Tên chương 8: Kỹ thuật trồng cây bắp cải
          Tên bài học 8: Kỹ thuật trồng cây bắp cải
Hoạt động
4 tiết                                                   Giảng viên: Phạm Hữu Nguyên
Nội dung
8.1 Các biến chủng của cây bắp cải
8.2 Vị trí và giá trị của cây bắp cải
8.3 Nguồn gốc và phân bố
8.4 Đặc tính thực vật học
8.5 Điều kiện ngoại cảnh
8.6 Các thời kỳ sinh trưởng của cây bắp cải
8.7 Kỹ thuật trồng trọt
8.8 Thu hoạch, bảo quản và để giống
Trước khi học
- Đọc các tài liệu sau 1 cách cẩn thận:
Sau khi học
Thảo luận chung tại lớp
Phương pháp và phương tiện
- Lên lớp
- Minh họa bằng hình ảnh
Tổ chức và thực hiện
- Lớp học – máy tính – máy chiếu projector - bảng
- Tham quan thực tế (kết hợp với môn thực tập giáo trình)

Chương 9: Kỹ thuật trồng cây Hành lá và các loại húng

Tên chương 9: Kỹ thuật trồng cây Hành lá và các loại húng
          Tên bài học 9: Kỹ thuật trồng cây Hành lá và các loại húng
Hoạt động
4 tiết               Giảng trên lớp               Giảng viên: Phạm Hữu Nguyên
Nội dung
9.1 Vị trí và giá trị của hành lá, húng
9.2 Nguồn gốc và phân bố
9.3 Đặc tính thực vật học
9.4 Điều kiện ngoại cảnh
9.5 Kỹ thuật trồng trọt
9.6 Thu hoạch, bảo quản
Trước khi học
- Đọc các tài liệu sau 1 cách cẩn thận:
Mai Văn Quyền & ctv,1996. Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 124 trang.
Sau khi học
Thảo luận chung tại lớp
Phương pháp và phương tiện
- Lên lớp
- Minh họa bằng hình ảnh
Tổ chức và thực hiện
- Lớp học – máy tính – máy chiếu projector - bảng

-       Kiểm tra giữa môn: 20 %
-       Báo cáo seminar: 20 %
-       Thi cuối học phần: 60 %
-       Kinh nghiệm: Đã qua tập sự và giảng thử đạt yêu cầu chuyên môn.
-       Chuyên môn: Tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành.
Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi, 1996. Rau và trồng rau (giáo trình cao học nông nghiệp). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 254 trang.
Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh, 2003. Cẩm nang sâu bệnh hại cây trồng (quyển 2: cây thực phẩm). Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 596 trang.
Lê Văn Căn, 1978. Giáo trình nông hóa. Nhà xuất bản Nông Thôn.
Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An và Nghiêm Thị Bích Hà, 2000. Cây rau. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam, 260 trang.
Tạ Thu Cúc, 2001. Kỹ thuật trồng cà chua. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam, 104 trang.
Phạm Hồng Cúc, 1999. Kỹ thuật trồng cà chua. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam, 52 trang.
Phạm Hồng Cúc, Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 2001. Kỹ thuật trồng rau. Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 123 trang.
Võ Thái Dân, 2007. Bài giảng Khí tượng nông nghiệp đại cương. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Đường Hồng Dật, 2005. Cây Khoai tây và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất. Nhà xuất bản lao động – xã hội, Việt Nam, 116 trang.
Lê Văn Dũ, 2000. Bài giảng môn học Độ phì nhiêu đất đai và phân bón. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Trương Đích, 2005. Kỹ thuật trồng các giống lạc, đậu đỗ, rau quả và cây ăn củ mới. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam, 106 trang.
Trần Kim Đồng, Nguyễn Quang Phổ, Lê Thị Hoa, 1991. Giáo trình sinh lý cây trồng. Nhà xuất bản đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 454 trang.
Phạm Hòang Hộ, 1993. Cây cỏ Việt Nam. Montral. Canada. Tiếng Việt.
Huỳnh Thanh Hùng, 2001. nh hưởng của phân hữu cơ có nguồn gốc từ thức ăn hỗn hợp đến sự tích lũy một số kim loại nặng trong đất và một số loại rau ăn lá ở Tp. Hồ Chí Minh và Biên Hòa. Tập san khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh số 4/2001.
Trần Thị Kiếm, 2001. Bài giảng kỹ thuật trồng rau (chưa xuất bản). Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 113 trang.
Lã Đình Mỡi và Dương Đức Huyên, 1999. Tài nguyên thực vật Đông Nam Á (PROSEA – Plant Resources of South- East Asia) tập 2/99. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 22 trang.
Trần Văn Mỹ, 1999. Bài giảng môn học Thủy nông. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Mai Văn Quyền và ctv, 1995. Sổ tay trồng rau. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam. 100 trang.
Mai Văn Quyền & ctv,1996. Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 124 trang.
Phạm Thị Minh Tâm, 1999. Bài giảng cây rau đại cương (chưa xuất bản). 44 trang.
Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1993. Chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 83 trang.
Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Dục Tú, 1992. 100 câu hỏi về trồng rau và khoai tây. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 111 trang.
Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996. Sổ tay người trồng rau. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 195 trang.
Nguyễn Văn Thắng và Ngô Đức Thiệu, 1984. Kỹ thuật trồng khoai tây. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 136 trang.
Nguyễn Thị Tỳ và Nguyễn Mân, 1981. Trồng cải bắp ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam, 32 trang.
Trần Khắc Thi, Mai Thị Phương Anh, 2003. Kỹ thuật trồng cà chua (an toàn quanh năm). Nhà xuất bản Nghệ An, Việt Nam. 160 trang.
Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan, 1995. Kỹ thuật trồng và chế biến rau xuất khẩu. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam.
Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng, 2003. Kỹ thuật trồng rau sạch (rau an toàn). Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 88 trang.
Trần Khắc Thi, 1996. Kỹ thuật trồng rau sạch. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 112 trang.
Nguyễn Văn Uyển, 1995. Vùng rau sạch một mô hình nông nghiệp sinh thái cấp bách. Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 70 trang.
Vũ Văn Vụ, 1999. Sinh lý thực vật ứng dụng. Nhà xuất bản giáo dục. 148 trang.
Cục Bảo vệ thực vật. Quyết định Số 800/QĐ-BVTV ngày 12/9/2003 V/v ban hành Qui trình kiểm tra nhanh dư lượng thuốc trừ sâu nhóm phospho hữu cơ và carbamate trong rau, quả. 8 trang.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2004. Tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam. 44 trang
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyết định số 19/2005/QĐ-BNN ngày 24/03/2005 V/v ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cây rau. 31 trang.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyết định Số 21/2005/QĐ-BNN ngày 18/04/2005 V/v bổ sung một số thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng cho cây rau. 5 trang.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyết định 23/2007/QĐ-BNN ngày 28/03/2007 V/v ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 140 trang.
 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN, ngày 05 tháng 6 năm 2007 V/v Phê duyệt quy hoạch phát triển rau, quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020Trang 2, 3, 7 và trang 8..
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyết định Số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 V/v ban hành “Qui định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an tòan”. 22 trang.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyết định Số 379/2008/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 V/v ban hành “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn”. 22 trang.
Tổng cục Thống Kê, 1999. Statistical data of Agriculture, Forestry and Fishery 1990-1998 and forcast in the year 2000. Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội, Việt Nam
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, tổ chức hợp tác phát triển Thụy Sỹ, Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau đậu Châu Á, 2001. Tài liệu hội thảo “Huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía Nam”. Ngày 22-27/10/2001 (tập 1, 2).
Bruce L. Parker; N.S. Talekar và Margaret Skinner, 1995. Sâu hại các loại rau chọn lọc ở vùng nhiệt đới châu Á (dịch bởi Trần Văn Lài, hiệu đính bởi Vũ Đình Hòa). 170 trang.
A. M. Musmade and U. T. Desai, 2000. Handbook of vegetable science and Technology (Eds. D.K. Salunkhe and S. S. Kadam) Marcel dekker, Inc. New York, Basel, Hong Kong, pp. 245 -272.
EUREPGAP. General Regulations Fruit and Vegetables Version 2.1-Oct04, update 25Sep06. http://www.eurepgap.org/
W.Wichmann, 2004. World Fertilizer Use manual. BASF AG, Germany. 600pp. http://www.fertilizer.org/ifa/form/pub_det.asp?id=909
Manuel C. Palada, 2001. Off-season vegetable production in the lowland tropics in
Program 2: Year-Round Vegetable Production Systems. Asian Vegetable Research & Development Center, Shanhua, Tainan, Taiwan
Tien-cheng Wang, 2001. Identification of Diseases on Vegetables. Asian Vegetable Research & Development Center, Shanhua, Tainan, Taiwan
-       Ngày biên soạn: Ngày 14 tháng 12 năm 2007
-       Nhóm biên soạn:

STT
Họ và tên
Nghề nghiệp
Tên cơ quan
Địa chỉ
1
Phạm Hữu Nguyên
Giảng viên
Khoa Nông học, ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
KP 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh 

 
                                                               
                                                                                                            Người biên soạn
 
 
 
                                                                                                   PHẠM HỮU NGUYÊN
 
-       Bộ môn:
 
 
TS. Nguyễn Văn Kế
 

Hội đồng Khoa học Khoa

Số lần xem trang: 2291
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018

Trang liên kết

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám chín bốn một bốn

Xem trả lời của bạn !