Tác giả
: Trần Văn Mỹ
Tên tài liệu
: Thuỷ Nông
Số trang
: 15
Ngày in
: 17-Aug-09
Dung lượng
: 267776
Tài liệu được lưu lần cuối
: 17-Aug-09
Người lưu
: PT

 

 

 

§        Tên môn học: Thủy nông
§        Mã môn học: 204611
§        Bộ môn/Khoa quản lý: Bộ môn
§        Nhóm môn học: Chuyên ngành (đại cương, chuyên ngành)
§        Tính chất môn học: bắt buộc (bắt buộc, tự chọn,…)
§        Bố trí giảng dạy: năm thứ: 2 học kỳ: 4
§        Số tiết giảng dạy: Tổng số: 45 tiết Lý thuyết: 37 Thực hành: 16 (# 8 LT)
§        Tổng số bài/chương: 11/9
§        Tổng số bài trong năm: 11 học kỳ: 11
§        Số bài trong tuần: 1
§        Mô tả tóm tắt nội dung môn học:
-         Diễn tả mối quan hệ của Đất – Nước – Cây trồng
-         Chế độ Tưới – tiêu hợp lý để tạo môi trường thích hợp cho cây trồng phát triển tốt, đồng thời có thể tiết kiệm nước.
-         Các biện pháp thủy nông để chống xói mòn đất và cải tạo đất có vấn đề (chua, mặn) nhằn nâng cao khả năng và hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp.
2         Mục tiêu môn học
-         Cung cấp kiến thức cơ bản về trao đổi nước trong đất, nhu cầu nước cho cây trồng. Từ đó, xác định được yêu cầu về nguồn nước (vi mô và vĩ mô).
-         Các phương pháp và kỹ thuật tưới – tiêu để tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển tốt và nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước.
-         Các biện pháp để chống xói mòn đất và cải tạo đất có vấn đề.
-         Giải thích các hiện tượng liên quan đến chế độ nước trong đất và cây trồng.
-         Tính toán nhu cầu nước cho cây trồng và yêu cầu về nguồn nước tưới.
-         Tính toán, thiết kế và bố trí 1 hệ thống tưới, tưới – tiêu cho 1 cánh đồng.
-         Có kiến thức về mối quan hệ giữa Đất – Nước – Cây trồng
-         Có kiến thức về phương pháp và kỹ thuật Tưới – Tiêu
-         có kiến thức về chống xói mòn và cải tạo đất có vấn đề
-         Hiểu rõ và giải thích về việc quản lý chế độ ẩm đất theo điều kiện thời tiết, theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và các loại cây trồng.
-         Hiểu biết về tác hại của sự xói mòn đất do nước.
-         Hiểu biết về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp cũng như các lãnh vực sử dụng nước khác.
-         Tính toán nhu cầu nước cho cây trồng và nguồn nước tưới.
-         Thiết kế hệ thống tưới, tiêu cho 1 cánh đồng (1 hoặc nhiều loại cây trồng và được trồng ở những thời điểm khác nhau)
Đánh giá hiệu quả của 1 hệ thống thủy nông.
3         Môn học tiên quyết
Khoa học đất; Khí tượng nông nghiệp; Sinh lý thực vật                                

 

 

Chương mục
Số tiết
(LT+TH)
Số
bài
Các mục tiêu cụ thể
 
Phương pháp giảng dạy
Tương quan của chương mục đối với môn học
1
2
3
4
5
6
Giới thiệu tổng quát môn học
 
2
1
-         Vai trò của nước đối với cây trồng
-         Vấn đề thủy nông ở Việt nam.
-         Các môn học liên hệ và những thách thức về kỹ thuật thủy nông trong tương lai.
-         Lên lớp (class)
-         Thảo luận chung (Class discussion)
Nêu hình ảnh tổng quát (overall view) về thủy nông trong sản xuất nông nghiệp.
Mối quan hệ Đất - Nước - Cây trồng
4 + 4TH
1
-         Hiểu biết và tính toán được lượng nước trong đất (độ ẩm đất).
-         Các phương pháp theo dõi độ ẩm đất.
-         Lên lớp
-         Bài tập (assignment)
-         Thực hành (practice)
Vai trò của đất trong mối quan hệ Đất – Nước – Cây trồng (đối với việc canh tác dựa vào đất).
Bốc thoát hơi và nhu cầu nước của cây trồng
3 + 4TH
1
-         Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước của cây trồng.
-         Tính toán nhu cầu nước cho cây trồng theo từng giai đoạn sinh trưởng và cho toàn vụ mùa.
-         Xác định yêu cầu về nguồn nước tưới.
-         Lên lớp
-         Bài tập
-         Báo cáo theo nhóm (seminar)
Xác định nhu cầu nước tưới cho cây trồng và cho nguồn nước tưới.
Hiện tượng ngấm hút
4
1
-         Nước ngấm vào đất như thế nào theo từng loại đất, trước và sau khi tưới nước.
-         Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ngấm hút.
- Lên lớp
Tìm hiểu khả năng nước đi vào trong đất. Từ đó, chọn lựa cường độ tưới thích hợp, tránh lãng phí nước.
Tưới cho cây trồng
10 + 8 TH
2
-         Xác định chế độ tưới cho cây trồng
-         Các phương pháp và kỹ thuật tưới.
- Lên lớp
- Bài tập
- Báo cáo nhóm.
Cung cấp nước cho cây trồng trong mùa khô
Tiêu nước mặt trên ruộng
4
1
-         Sự cần thiết của việc tiêu nước.
-         Các biện pháp tiêu nước.
- Lên lớp
- Bài tập
Thoát nước dư thừa trên ruộng để tạo môi trường thích hợp cho cây trồng phát triển tốt
Hệ thống điều tiết nước ruộng
2
1
-         Hệ thống điều tiết nước ruộng (tưới-tiêu).
-         Bố trí bờ thửa và đường đi lại.
- Lên lớp
- Thăm quan (field trip)
Hệ thống điều tiết nước trên ruộng cho cả 2 mùa mưa và nắng.
Chống xói mòn trên đất dốc
4
1
-         Các tác hại do xói mòn
-         Nguồn gốc và yếu tố ảnh hưởng lên xói mòn
-         Biện pháp chống xói mòn
- Lên lớp
- Thăm quan
- Thảo luận nhóm
Tìm hiểu các biện pháp ngăn ngừa và chống xói mòn trên vùng đất dốc
Biện pháp thủy nông cải tạo đất
4
2
-         Biện pháp thủy nông trên vùng đất mặn
-         Biện pháp thủy nông trên vùng đất phèn
- Lên lớp
- Thảo luận nhóm
Biện pháp tủy nông trên vùng đất có vấn đề để tăng khả năng sử dụng đất trong nông nghiệp

 


 

Chương 1: Giới thiệu môn học

Tên chương 1:Giới thiệu môn học
          Tên bài học 1: Giới thiệu môn học
Hoạt động
2 tiết
 Giaûng vaø thảo luận chung
Giảng viên: Mỹ/Phong
Nội dung
-         Vai trò của nước đối với cây trồng và các lãnh vực sử dụng nước khác..
-         Vấn đề nước tưới trên thế giới.
-         Vấn đề thủy nông ở Việt nam.
-       Những môn học liên hệ và những thách đố kỹ thuật trong tương lai.
Trước khi học
-       Đoïc chương 1 (Giáo trình Thủy nông, Ngô đằng Phong/Trần văn Mỹ
-       Đọc chapter 2 tài liệu Design and Operation of Farm Irrigation Systems, M.E. Jensen, 1983.
Sau khi học
-         Thảo luận chung tại lớp về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp ở VN.
Phương pháp và phương tiện  
-         Lên lớp
-         Thảo luận chung tại lớp.
Tổ chức và thực hiện
-         Lớp học - Máy chiếu Projector - Bảng – micro

Chương 2: Mối quan hệ Đất – Nước – Cây trồng

Tên chương 2: Mối quan hệ Đất – Nước - Cây trồng
          Tên bài học 1: Mối quan hệ Đất – Nước - Cây trồng
Hoạt động
6 tiết
Giảng, bài tập và thực hành
Giảng viên: Mỹ/Phong
Nội dung
-         Giới thiệu chung
-         Hệ thống Đất – Nước – Cây trồng (tỉnh và động)
-         Các phương pháp xác định độ ẩm và đường đặc trưng của đất
-         Hiện tượng hút nước của cây trồng
Trước khi học
-         Đọc bài 5 tài liệu Khoa học đất, Lê văn Dũ
-         Đọc chương 2 giáo trình Thủy nông, Ngô đằng Phong/Trần văn Mỹ.
-         Đọc chapter 4 tài liệu Design and Operation of Farm Irrigation Systems,. M.E. Jensen, 1983 (trang 77-94)
Sau khi học
-         Làm bài tập (tính toán các loại độ ẩm đất)
-         Thực tập tại phòng thí nghiệm và ngoài đồng để đo độ ẩm đất.
Phương pháp và phương tiện  
-         Lên lớp.
-         Bài tập.
-         Thực hành (trong phòng và ngoài đồng ruộng)
Tổ chức và thực hiện
-         Lớp học - Máy chiếu – Dụng cụ đo độ ẩm đất.

Chương 3: Bốc thoát hơi và nhu cầu nước của cây trồng

Tên chương 3: Bốc thoát hơi và nhu cầu nước của cây trồng
          Tên bài học 1: Bốc thoát hơi và nhu cầu nước của cây trồng
Hoạt động
5 tiết
Giảng, bài tập và báo cáo nhóm
Giảng viên: Mỹ/Phong
Nội dung
-         Những yếu tố ảnh hưởng đến bốc thoát hơi
-         Các phương pháp xác định bốc thoát hơi
-         Nhu cầu nước của cây trồng
-         Xác định yêu cầu của nguồn nước tưới
Trước khi học
-         Đọc chương 3 giáo trình Thủy nông, Ngô đằng Phong/Trần văn Mỹ
-         Đọc chapter 2, chapter 3 tài liệu Irrigation water management- Irrigation water needs, C. Brouwer and M.Heibloem, FAO, 1986.
-         - Đọc chapter 6, Design and Operation of Farm Irrigation System, M.E. Jensen, 1983 (trang 194-214)
Sau khi học
- Làm bài tập về nhu cầu nước cho 1 và nhiều loại cây trồng trên 1 thửa ruộng. Sau đó báo cáo kết quả của từng nhóm.
Phương pháp và phương tiện  
-         Lên lớp
-         Bài tập
-         Báo cáo nhóm
Tổ chức và thực hiện
-         Lớp học - Máy chiếu projector – Bảng

Chương 4: Hiện tượng ngấm hút

Tên chương 4: Hiện tượng ngấm hút
          Tên bài học 1: Hiện tượng ngấm hút
Hoạt động
4 tiết
Giảng trên lớp
Giảng viên: Mỹ/Phong
Nội dung
-         Hiện tượng ngấm hút
-         Cơ nguyên của ngấm hút - Công thức tính toán
-         Các yếu tố ảnh hưởng đến ngấm hút
-         Sự phân phối độ ẩm đất trước và sau khi ngấm hút
-         Phương pháp đo ngấm hút
Trước khi học
-         Đọc chương 4 giáo trình Thủy nông, Ngô đằng Phong/Trần văn Mỹ
-         Đọc chapter 4, Design and Operation of Farm Irrigation Systems, M.E.Jensen, 1983 (trang 103-124)
Sau khi học
-         Đọc thêm chapter 5, Irrigation Principles and Practices, Vaughn E. Hansen et al, 1962 (trang 77-84).
Phương pháp và phương tiện  
-         Lên lớp
Tổ chức và thực hiện
-         Lớp học – Máy chiếu projector

Chương 5: Tưới nước cho cây trồng

Tên chương 5: Tưới nước cho cây trồng
          Tên bài học 1: Chế độ tưới cho cây trồng
Hoạt động
4 tiết
Giảng và làm bài tập
Giảng viên: Mỹ/Phong
Nội dung
-         Phương trình cân bằng nước ngoài đồng
-         Chế độ tưới cho cây trồng cạn
-         Mức độ giảm năng suất
-         Chế độ tưới cho cây Lúa.
Trước khi học
-         Đọc chương 5 giáo trình Thủy nông, Ngô đằng Phong/Trần văn Mỹ.
-         Đọc chapter 4, Irrigation Water Mamagement, FAO, 1986.
Sau khi học
-         Làm bài tập tổng hợp về chế độ tưới cho 1 loại cây trên 1 loại đất tại 1 vùng nào đó (do giáo viên đưa ra).
Phương pháp và phương tiện  
-         Lên lớp
-         Bài tập
Tổ chức và thực hiện
-         Lớp học – Máy chiếu Projector
Tên bài học 2 : Các phương pháp và kỹ thuật tưới
Hoạt động
10 tiết
Giảng và làm báo cáo nhóm
Giảng viên: Mỹ/Phong
Nội dung
-         Định nghĩa
-         Các yêu cầu và chỉ tiêu lựa chọn phương pháp tưới
-         Các phương pháp tưới (mặt đất, phun mưa, nhỏ giọt)
Trước khi học
-         Đọc chương 6, Giáo trình Thủy nông, Ngô đằng Phong/Trần văn Mỹ.
-         Đọc chapter 13, 15, 16, Design and Operation of Farm Irrigation Systems, M.E. Jensen, 1983.
Sau khi học
- Làm báo cáo theo nhóm (đề tài do giáo viên đưa ra).
Phương pháp và phương tiện  
-         Lên lớp
-         Báo cáo nhóm (seminar)
Tổ chức và thực hiện
-         Lớp học – Máy chiếu Projector

Chương 6: Chế độ tiêu nước mặt trên ruộng

Tên chương 6: Chế độ tiêu nước mặt trên ruộng
          Tên bài học 1: Chế độ tiêu nước mặt trên ruộng
Hoạt động
4 tiết
Giảng và làm bài tập
Giảng viên: Mỹ/Phong
Nội dung
-         Định nghĩa
-         Những dấu hiệu cho thấy cần tiêu nước
-         Sự cần thiết và ích lợi của việc tiêu nước
-         Ảnh hưởng của ngập úng lên đất đai, cây trồng
-         Hệ số tiêu nước (cây trồng cạn, cây lúa)
-         Biện pháp tiêu nước trên ruộng
-         Hệ thống kênh tiêu
Trước khi học
-         Đọc chương 9, Giáo trình Thủy nông, Ngô đằng Phong/Trần văn Mỹ
-         Đọc chapter 7, Design and Operation of Farm Irrigation Systems, M.E. Jensen , 1983 (trang 235-272)
Sau khi học
-         Làm bài tập về hệ thống tiêu nước/hoặc thăm quan 1 hệ thống thủy nông (nếu có).
 
Phương pháp và phương tiện  
-         Lên lớp
-         Làm bài tập (assignment)
Tổ chức và thực hiện
-         Lớp học
-         Máy chiếu Projector

Chương 7: Hệ thống điều tiết nước ruộng

Tên chương 7: Hệ thống điều tiết nước ruộng
          Tên bài học 1: Hệ thống điều tiết nước ruộng
Hoạt động
2 tiết
Giảng và thăm quan hệ thống thủy nông
Giảng viên:Mỹ/Phong
Nội dung
-       Định nghĩa
-       Nhiệm vụ và yêu cầu
-       Nguyên tắc chung
-       Bố trí hệ thống điều tiết nước ruộng (cây trồng cạn, cây lúa và kết hợp)
-       Bố trí bờ vùng, bờ thửa, đường đi lại
Trước khi học
-       Đọc chương 8, Giáo trình Thủy nông, Ngô đằng Phong/Trần văn Mỹ.
Sau khi học
Thăm quan 1 hệ thống thủy nông và viết báo cáo nhóm.
Phương pháp và phương tiện  
-       Lên lớp
-       Thăm quan hệ thống thủy nông
Tổ chức và thực hiện
-       Lớp học – Máy chiếu projector

 
Chương 8: Chống xói mòn do nước và biện pháp canh tác trên đất dốc

Tên chương 8: Chống xói mòn do nước và biện pháp canh tác trên đất dốc
          Tên bài học 1: Chống xói mòn do nước và biện pháp canh tác trên đất dốc
Hoạt động
4 tiết
Giaûng vaø thăm quan
Giảng viên:Mỹ/Phong
Nội dung
-         Tiến trình và cơ chế xói mòn
-         Tác hại của xói mòn
-         Nguồn gốc và các yếu tố ảnh hưởng
-         Đo xói mòn (ngoài đồng, công thức…)
-         Biện pháp chống xói mòn (nguyên tắc, biện pháp nông nghiệp,. biện pháp quản lý đất, biện pháp cơ học)
Trước khi học
-         Đọc chương 10,Giáo trình Thủy nông, Ngô đằng Phong/Trần văn Mỹ
-         Đọc bài 10, Giáo trình Khoa học Đất, Lê văn Dũ.
Sau khi học
- Thăm quan 1 hệ thống canh tác vùng cao (có thể kết hợp với thực tập giáo trình hoặc môn học khoa học đất).
Phương pháp và phương tiện  
-         Lên lớp
-         Thăm quan
-         Thảo luận/ báo cáo nhóm
Tổ chức và thực hiện
-         Lớp học – Máy chiếu projector – Địa điểm thăm quan

Chương 9: Biện pháp thủy nông cải tạo đất có vấn đề

Tên chương 9:Biện pháp thủy nông cải tạo đất có vấn đề
          Tên bài học 1: Biện pháp thủy nông vùng mặn
Hoạt động
2 tiết
Giảng trên lớp
Giảng viên: Mỹ/Phong
Nội dung
-         Đặt vấn đề
-         Phân loại đất muối
-         Ảnh hưởng đất mặn lên đất đai và cây trồng
-         Khả năng kháng mặn của cây trồng
-         Biện pháp quản lý thủy nông vùng mặn (nguyên nhân, rửa mặn, các biện pháp khác)
Trước khi học
-         Đọc chương 11,Giáo trình Thủy nông, Ngô đằng Phong/Trần văn Mỹ
-         Đọc bài 11, phần D, Giáo trình Khoa học Đất, Lê văn Dũ.
Sau khi học
-         Thăm quan vùng đất ven biển (có thể kết hợp với môn học khoa học đất) hoặc seminar (đề tài do giáo viên đưa ra)..
Phương pháp và phương tiện  
-         Lên lớp
-         Seminar.
Tổ chức và thực hiện
- lớp học – máy chiếu projector
Tên bài học 2 :  Biện pháp thủy nông vùng đất phèn
Hoạt động
2 tiết
Giảng trên lớp
Giảng viên: Mỹ/Phong
Nội dung
-         Ôn tập về đất phèn (Sự hình thành và sự oxyd hóa Pyrite * Các độc tố trong đất phèn)
-         Biện pháp thủy nông vùng phèn
Trước khi học
-         Đọc chương 12,Giáo trình Thủy nông, Ngô đằng Phong/Trần văn Mỹ
-         Đọc bài 11, phần C, Giáo trình Khoa học Đất, Lê văn Dũ.
Sau khi học
 
Phương pháp và phương tiện  
1.      Lên lớp
Tổ chức và thực hiện
2.      lớp học – máy chiếu projector

Đánh giá môn học qua cả quá trình học tập của sinh viên (tham khảo quy chế đánh giá của Bộ, Trường).
-         Thực hành và bài tập (practice and assignment)                  :           20%
-         Báo cáo nhóm (seminar)                                                      :           20%
-         Kiểm tra giữa kỳ (mid term exam)                                      :           20%
-         Kiểm tra cuối kỳ (final exam)                                              :           40%
-         Kinh nghiệm:             > 3 năm trong giảng dạy
-         Chuyên môn: Thủy nông hoặc nông học
-         Ngày biên soạn: 12/12/2007
-         Nhóm/người biên soạn: Trần văn Mỹ

Họ và Tên
Nghề nghiệp
Tên Cơ quan
Địa chỉ
Trần văn Mỹ
Giảng viên
Đại học Nông lâm
Phường Linh Trung, Thủ đức, tp HCM
 
 
 
 

Người biên soạn
                                                                       
 
                                                                                                     Trần văn Mỹ
Giáo trình Thủy nông, Ngô đằng Phong và Trần văn Mỹ.
Giáo trình Khoa học Đất, Lê văn Dũ.
Design and Operation of Farm Irrigation Systems, M.E. Jensen, 1983.
Introduction to Soil Physics, Daniel Hillel,Academic Press, 1982.
Irrigation Water Mamagement, FAO, 1986.
Irrigation Principles and Practices, Vaughn E. Hansen et al, 1962.
Soil Erosion & Conservation, R.P.C Morgan, 1986.
Soil Science & Management, Edward J. Plaster,3 rd edition, 1996.
 
- Bộ môn:
           
 

- Hội đồng Khoa học Khoa

Số lần xem trang: 2535
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018

Trang liên kết

  

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám năm hai không hai

Xem trả lời của bạn !

logolink