Tác giả
: Hồ Tấn Quốc
: Nguyễn Phương
Tên tài liệu
: Di truyền thực vật
Số trang
: 17
Ngày in
: 2009.08.17 10:46
Dung lượng
: 236032
Tài liệu được lưu lần cuối
: 2009.08.17 10:47
Hiệu chỉnh bởi
: PT
 Mục lục
§           Tên môn học: Di truyền thực vật
§           Mã môn học: 204204
§           Bộ môn/Khoa quản lý: Bm. Di truyền giống, khoa Nông học
§           Nhóm môn học: Chuyên ngành
§           Tính chất môn học: Bắt buộc
§           Bố trí giảng dạy: năm thứ 2                   học kỳ: 3
§           Số tiết giảng dạy: Tổng số: 45 Lý thuyết: 30             Thực hành: 30
§           Tổng số bài/chương: 19 bài/ 5 chương
§           Tổng số bài trong năm: 19 bài             học kỳ: 19 bài
§           Số bài trong 1 tuần: 1 - 2
§           Mô tả tóm tắt nội dung môn học:
Bao gồm 6 chương lý thuyết căn bản: trình bày những vấn đề về: cơ sở của hiện tượng di truyền, các quy luật di truyền, cơ sở di truyền các tính trạng số lượng và ưu thế lai, kỹ thuật di truyền và đa dạng di truyền thực vật. 5 bài thực hành trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng.
Sau khi hoàn tất học phần, sinh viên hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản về di truyền thực vật, có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để giải thích và đề xuất những vấn đề cụ thể liên quan đến di truyền học thực vật.
Sinh viên hiểu được các kiến thức cơ bản về di truyền thực vật
-         Kiến thức: Nắm vững những kiến thức cơ bản về môn học Di truyền thực vật
-         Hiểu biết: Hiểu biết các quy luật di truyền cơ bản, kỹ thuật di truyền.
-         Ứng dụng: Ứng dụng trong chọn tạo giống cây trồng phục vụ cho lợi ích con người.
-         Tổng hợp: Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích và đề xuất những vấn đề cụ thể liên quan đến di truyền học thực vật.
Sinh học đại cương, đa dạng sinh học, sinh lý thực vật, phân lọai thực vật, toán học.
Chương mục
Số bài
Số tiết
Các mục tiêu cụ thể
Phương pháp giảng dạy
Tương quan của chương mục đối với môn học
1
2
3
4
5
6
I
2
2
Biết được lịch sử ra đời và quá trình phát triển, các đối tượng và phương pháp nghiên cứu của di truyền học
Thuyết trình, Thảo luận
Giới thiệu tổng quát về môn học.
II
2
7
Hiểu biết về cơ chế phân bào, sự hình thành và phát triển cơ quan sinh dục ở thực vật, cấu trúc và cơ chế sao chép DNA và sinh tổng hợp protein trong tế bào
Thuyết trình, Seminar, thảo luận nhóm
Khái quát kiến thức cơ sở của hiện tượng di truyền.
III
5
10
Hệ thống lại kiến thức về các quy luật cơ bản của di truyền.
Thuyết trình, Seminar, thảo luận nhóm
Kiến thức về các quy luật cơ bản của di truyền.
IV
2
6
Nắm bắt một cách cơ bản nhất về các bước trong kỹ thuật di truyền và một số kỹ thuật phổ biến trong công nghệ di truyền. Hiểu rõ về vấn đề cây chuyển gen
Thuyết trình,
seminar, thảo luận nhóm
Kiến thức về kỹ thuật di truyền
 V
2
4
Hiểu rõ các khái niệm và cơ chế của biến dị, Các phương pháp xử lý đột biến cũng như việc thu thập và bảo tồn gen
Thuyết trình,
seminar, thảo luận nhóm
Cơ sở để thu thập nguồn gen và chọn tạo giống
VI
6
30
Làm sáng tỏ một số kiến thức cơ bản về di truyền thực vật như quá trình phân bào, tần số xuất hiện biến dị, di truyền các tính trạng chất lượng và số lượng.
Hướng dẫn thực hành
Phần thực hành


4.2       Cấu trúc chi tiết nội dung môn học

Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC

Chương 1:­­­­­­­­­­­­­­­­­Giới thiệu khái quát về môn học
Bài học 1: Lịch sử phát triển của di truyền học
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên giảng lý thuyết
Nội dung
- Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của di truyền học
- Vai trò của môn học đối với công tác chọn tạo giống
Trước khi học
- Sinh viên đọc trước phần “các giai đoạn phát triển của di truyền học” trong quyển “Giáo trinh Di truyền học” của Nguyễn Hồng Minh, 1999, trang 6-10.
Sau khi học
- Nắm được lịch sử phát triển của môn học và hiểu được vai trò của môn học đối với ngành chọn tạo giống.
Phương pháp và phương tiện
- Giảng giải bằng Powerpoint, hình ảnh minh họa
- Máy chiếu, laptop, đĩa CD.
Tổ chức và thực hiện
- Giảng trên lớp, không chia nhóm.
 
Bài học 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của di truyền học
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên giảng lý thuyết
Nội dung
- Đối tượng nghiên cứu
- 5 phương pháp nghiên cứu của di truyền học (phương pháp lai, phương pháp toán học, phương pháp tế bào học, phương pháp lý hóa học và kỹ thuật di truyền.
Trước khi học
- Sinh viên đọc kĩ bài “Đối tượng và phương pháp nghiên cứu di truyền học” trong quyền “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
Sau khi học
- Sinh viên biết được đối tượng và các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình, giảng giải bằng hình ảnh
- Powerpoint, máy chiếu, laptop, đĩa CD.
Tổ chức và thực hiện
- Giảng viên tổ chức và tự quản lớp. Sinh viên tập trung, không chia nhóm.

 
Chương 2: CƠ SỞ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Chương 2:­­­­­­­­­­­­­­­­­ Cơ sở của hiện tượng di truyền
 Bài học 1: Cơ sở tế bào của hiện tượng di truyền
Hoạt động
2 tiết: Giảng viên giảng - giải thích bằng hình ảnh và chiếu phim minh họa.
1 tiết: Sinh viên nghiên cứu và thảo luận về nguyên phân và giảm phân trong sự hình thành cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa                                                                
Nội dung
- Chu kỳ tế bào
- Cơ chế phân bào nguyên nhiễm và giảm nhiễm
- Sự hình thành cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa và các hình thức sinh sản vô phối.
Trước khi học
- Sinh viên tìm hiểu lại cấu trúc cơ bản của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn.
- Cấu trúc của nhân và nhiễm sắc thể
- Sinh viên đọc kĩ bài “Cơ sở tế bào của hiện tượng di truyền” trong quyển “Giáo trinh Di truyền học” của Nguyễn Hồng Minh, 1999, trang 15-46 và quyển “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
Sau khi học
- Nắm được cơ chế của quá trình phân bào nguyên nhiễm và giảm nhiễm.
- Hiểu biết về quá trình phân bào nguyên nhiễm và giảm nhiễm trong sự hình thành cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa.
Phương pháp và phương tiện
- Giảng giải bằng hình ảnh, chiếu phim minh họa
- Powerpoint, máy chiếu, laptop, đĩa CD.
Tổ chức và thực hiện
- Giảng viên tổ chức và tự quản lớp.
- Sinh viên chia nhóm thảo luận và làm bài tập
Bài học 2: Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền
Hoạt động
2 tiết: Giảng viên giảng và giải thích bài tập.
2 tiết: Sinh viên tự nghiên cứu và làm seminar                                                                  
Nội dung
- Chứng minh DNA là vật chất di truyền
- Cơ chế sao chép của DNA
- Sinh tổng hợp protein (chuyển mã và dịch mã)
- Cơ chế điều hòa và biểu hiện của gen
Trước khi học
- Sinh viên xem lại phần cấu trúc hóa học của DNA, RNA và sơ đồ học thuyết trung tâm của Francis, 1961.
- Sinh viên đọc kĩ bài “Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền” trong quyền “Di truyền học” của Phạm Thành Hổ, 2001, trang 136-234 và             quyển “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
Sau khi học
- Sinh viên nắm được cơ chế sao chép DNA, sinh tổng hợp protein và điều hòa sự biểu hiện của gen
- Sinh viên tham khảo thêm phần lý thuyết về “Cấu trúc và chức năng của DNA” trong cuốn “Di truyền phân tử” của Bùi Chí Bửu, 2004, trang 30-111 và 
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình, giảng giải bằng hình ảnh, chiếu phim minh họa
- Powerpoint, máy chiếu, laptop, đĩa CD.
Tổ chức và thực hiện
- Giảng viên tổ chức và tự quản lớp.
- Sinh viên chia nhóm thảo luận
Bài 1: Xác định sức sống hạt phấn (thực hành)
Hoạt động
- Giảng viên hướng dẫn các thao tác thực hiện một tiêu bản
- Sinh viên làm tiêu bản, quan sát và mô tả.
Nội dung
- Quan sát sức sống của hạt phấn của một số loài cây nông nghiệp.
Trước khi học
- Sinh viên xem lại lý thuyết về quá trình sinh sản hữu tính trong “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
Sinh viên đọc kỹ bài “Xác định sức sống hạt phấn” trong cuốn “Thực hành Di truyền” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
- Sinh viên chuẩn bị mẫu vật làm tiêu bản
Sau khi học
- Biết cách phân biệt hạt phấn hữu dục và bất dục
Phương pháp và phương tiện
- Chuẩn bị mẫu vật, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm và kính hiển vi quang học.
- Làm tiêu bản và quan sát thực tế hạt phấn cây trồng
Tổ chức và thực hiện
Giảng viên phân nhóm, sinh viên thực hiện tiêu bản, quan sát mô tả và báo cáo kết quả
 Bài 2: Phân bào nguyên nhiễm (thực hành)
Hoạt động
- Giảng viên hướng dẫn các thao tác thực hiện một tiêu bản
- Sinh viên làm tiêu bản, quan sát và mô tả.
Nội dung
- Xem các kỳ trong phân bào nguyên nhiễm
Trước khi học
- Sinh viên xem lại lý thuyết về quá trình phân bào nguyên nhiễm đã học bài “Cơ sở tế bào của hiện tượng di truyền” trong “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
- Sinh viên đọc kỹ bài “Phân bào nguyên nhiễm” trong cuốn “Thực hành Di truyền” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
- Sinh viên chuẩn bị mẫu vật làm tiêu bản
Sau khi học
Sinh viên nắm được thực tế về phân bào nguyên nhiễm
Phương pháp và phương tiện
- Chuẩn bị mẫu vật, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm và kính hiển vi quang học
- Làm tiêu bản và quan sát thực tế phân bào của rễ hành
Tổ chức và thực hiện
Giảng viên phân nhóm, sinh viên thực hiện tiêu bản, quan sát mô tả và báo cáo kết quả
Bài 3: Phân bào giảm nhiễm (thực hành)
Hoạt động
- Giảng viên hướng dẫn các thao tác thực hiện một tiêu bản
- Sinh viên làm tiêu bản, quan sát và mô tả.
Nội dung
- Xem các kỳ trong phân bào giảm nhiễm
Trước khi học
- Sinh viên xem lại lý thuyết về quá trình phân bào giảm nhiễm đã học bài “Cơ sở tế bào của hiện tượng di truyền” trong “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
- Sinh viên đọc kỹ bài “Phân bào giảm nhiễm” trong cuốn “Thực hành Di truyền” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
- Sinh viên chuẩn bị mẫu vật làm tiêu bản
Sau khi học
- Sinh viên nắm được thực tế về phân bào giảm nhiễm
Phương pháp và phương tiện
- Chuẩn bị mẫu vật, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm và kính hiển vi quang học.
- Làm tiêu bản và quan sát thực tế phân bào của cờ bắp
Tổ chức và thực hiện
Giảng viên phân nhóm, sinh viên thực hiện tiêu bản, quan sát mô tả và báo cáo kết quả

 
Chương 3: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

 Chương 3:­­­­­­­­­­­­­­­­­ Các quy luật di truyền
 Bài học 1: Quy luật di truyền của Mendel
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, thảo luận nhóm và làm bài tập.
Nội dung
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Mendel
- Quy luật tính trội, quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập các tính trạng.
- Ứng dụng thực tế, ý nghĩa và tồn tại của các quy luật Mendel
- Hiện tượng tương tác gen
Trước khi học
- Sinh viên cần tìm hiểu trước về thuật ngữ căn bản và ký hiệu trong di truyền Mendel
- Sinh viên đọc kĩ bài “Các quy luật di truyền Mendel và tương tác gen” trong quyền “Giáo trình Di truyền học” của Nguyễn Hồng Minh, 1999, trang 104-126 và quyển “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
Sau khi học
- Vận dụng giải thích cho trường hợp lai theo nhiều cặp tính trạng
- Sinh viên cần tham khảo thêm “Giáo trình Di truyền học” của Đỗ Lê Thăng, 2006, trang 1-15 hoặc cuốn “Di truyền học” của Phạm Thành Hổ, 2001, trang 31-52.
Phương pháp và phương tiện
- Sinh viên báo cáo kết quả thảo luận và làm bài tập về viết sơ đồ lai và trắc nghiệm Chi square.
- Powerpoint, máy chiếu, phấn, bảng, máy tính tay.
Tổ chức và thực hiện
Làm việc theo nhóm
Bài 4: Phương pháp kiểm định Chi bình phương (thực hành)
Hoạt động
- Giảng viên hướng dẫn các thao tác thực hiện thí nghiệm
- Sinh viên thực hiện thí nghiệm và tính toán kết quả thu được
Nội dung
- Kiểm tra sự tương ứng giữa kết quả thực nghiệm và giả thiết về hiện tượng phân ly độc lập, liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn của nhiễm sắc thể.
Trước khi học
- Sinh viên xem lại lý thuyết về kiểm tra sự tương ứng bằng phương pháp chi bình phương trong bài “Các quy luật di truyền Mendel” trong “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
- Sinh viên đọc kỹ bài “Phương pháp kiểm định chi bình phương ” trong cuốn “Thực hành Di truyền” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
Sau khi học
- Sinh viên hiểu được ứng dụng của phép kiểm định chi bình phương  trong nghiên cứu về di truyền học thực vật.
Phương pháp và phương tiện
- Chuẩn bị đồng xu, băng keo, giấy, bảng tính Chi bình phương và máy tính cá nhân.
Tổ chức và thực hiện
Giảng viên phân nhóm, sinh viên thực hiện thí nghiệm, tính toán và báo cáo kết quả
Bài học 2: Quy luật di truyền nhiễm sắc thể và giới tính
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên giảng lý thuyết
1 tiết: Sinh viên thảo luận nhóm và làm bài tập
Nội dung
- Hiện tượng di truyền liên kết nhiễm sắc thể và bản đồ nhiễm sắc thể
- Vấn đề xác định giới tính và sự di truyền liên kết giới tính
Trước khi học
- Sinh viên nắm vững cấu trúc của nhiễm sắc thể, quá trình phân bào nguyên nhiễm và giảm nhiễm.
- Sinh viên đọc kĩ bài “Các quy luật di truyền liên kết nhiễm sắc thể và giới tính” trong quyển “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007 và bài “Di truyền học nhiễm sắc thể” trong cuốn “Di truyền học”của Phạm Thành Hổ, 2001, trang 81-125.
Sau khi học
- Sinh viên nắm vững hiện tượng di truyền liên kết nhiễm sắc thể và giới tính. Vận dụng tính toán tần số trao đổi chéo và phương trình bản đồ hóa các gen.
- Sinh viên tham khảo thêm phần “Bản đồ nhiễm sắc thể và kiểm tra tần số trao đổi chéo” trong “Giáo trình Di truyền học” của Nguyễn Hồng Minh, 1999, trang 145-155.
Phương pháp và phương tiện
- Hướng dẫn làm việc theo nhóm.
- Powerpoint, máy chiếu, phấn, bảng, máy tính bỏ túi.
Tổ chức và thực hiện
Tổ chức lớp theo nhóm, cử nhóm trưởng quản lí nhóm và báo cáo kết quả.
Bài 5: Quan sát nhiễm sắc thể khổng lồ ở tế bào tuyến nước bọt ruồi giấm (thực hành)
Hoạt động
- Giảng viên hướng dẫn các thao tác thực hiện một tiêu bản
- Sinh viên làm tiêu bản, quan sát và mô tả.
Nội dung
- Xem nhiễm sắc thể khổng lồ ở tế bào tuyến nước bọt ruồi giấm
Trước khi học
- Sinh viên xem lại lý thuyết về vòng đời và đặc điểm nhiễm sắc thể của ruồi giấm trong bài “Các quy luật di truyền liên kết nhiễm sắc và giới tính” trong “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
- Sinh viên đọc kỹ bài “Quan sát nhiễm sắc thể khổng lồ ở tế bào tuyến nước bọt ruồi giấm” trong cuốn “Thực hành Di truyền” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
- Sinh viên chuẩn bị mẫu vật làm tiêu bản
Sau khi học
- Sinh viên nhận biết được nhiễm sắc thể khổng lồ ở tế bào tuyến nước bọt ruồi giấm.
Phương pháp và phương tiện
- Chuẩn bị mẫu vật ấu trùng ruồi giấm, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm và kính hiển vi quang học.
- Làm tiêu bản và quan sát thực tế
Tổ chức và thực hiện
Giảng viên phân nhóm, sinh viên thực hiện tiêu bản, quan sát mô tả và báo cáo kết quả
Bài học 3: Di truyền tế bào chất
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên giảng lý thuyết, giải thích minh họa bằng sơ đồ và hình ảnh.
1 tiết: Sinh viên nghiên cứu và làm seminar về ứng dụng của hiện tượng di truyền tế bào chất trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nội dung
- Sự di truyền tế bào chất của lục lạp, ty thể và các kiểu di truyền tế bào chất khác.
- Hiện tượng bất dục đực bào chất ở thực vật bậc cao và sự ứng dụng của hiện tượng này.
Trước khi học
- Sinh viên nắm được các bào quan ở bào chất có vật chất di truyền giống nhân.
- Sinh viên đọc kĩ bài “Di truyền tế bào chất” trong quyển “Giáo trình Di truyền học” của Nguyễn Hồng Minh, 1999, trang 93-110 hoặc trong cuốn “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
Sau khi học
- Sinh viên nắm được ứng dụng của hiện tượng di truyền theo bào chất trong chọn tạo giống ưu thế lai.
- Sinh viên tham khảo thêm phần “Sự di truyền bào chất” của Phạm Thành Hổ, 2001, trang 436-450.
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình, giảng giải.
- Hướng dẫn làm chuyên đề seminar.
- Powerpoint, máy chiếu, phấn, bảng.
Tổ chức và thực hiện
Giảng viên tổ chức và quản lý lớp
Bài học 4: Một số nguyên lý di truyền các tính trạng số lượng
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên giảng lý thuyết
1 tiết: Sinh viên trình bày seminar, thảo luận
Nội dung
- Trình bày khái niệm tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
- Mô hình tác động cộng gộp và hiện tượng tăng tiến
- Phương sai kiểu hình, kiểu gen và hệ số di truyền
Trước khi học
- Sinh viên đọc trước phần “Di truyền học tính trạng số lượng” trong quyển “Giáo trinh Di truyền học” của Nguyễn Hồng Minh, 1999, trang 161-173. và phần “Đánh giá ảnh hưởng của môi trường và tương tác kiểu gen với môi trường” trong cuốn “Di truyền số lượng: Nguyên lý và bài toán ứng dụng trong nghiên cứu cây trồng” của Phan Thanh Kiếm, 2007, trang 109-126.
Sau khi học
- Hiểu về nguyên lý di truyền các tính trạng số lượng, có khả năng vận dụng tính toán một vài thông số cơ bản trong di truyền tính trạng số lượng.
Phương pháp và phương tiện
- Giảng giải bằng Powerpoint, hình ảnh minh họa
- Máy chiếu, laptop, đĩa CD.
Tổ chức và thực hiện
- Giảng trên lớp.
- Sinh viên được chia nhóm làm seninar
Bài học 5: Di truyền quần thể
Hoạt động
1 tiết:Giảng viên giảng và giải thích
1 tiết: Sinh viên tự nghiên cứu và làm bài tập về định luật Hardy-Weinberg
Nội dung
- Khái niệm về quần thể, các dạng quần thể
- Cấu trúc di truyền và các quá trình di truyền của quần thể thực vật tự thụ phấn và giao phấn chéo.
- Định luật Hardy- Weinberg, vốn gen và quần thể cân bằng.
- Vai trò của quần thể trong tiến hóa
Trước khi học
- Sinh viên cần nắm thế nào là thực vật tự phối, giao phối ngẫu nhiên, kiểu gen, allele.
- Sinh viên đọc kĩ bài “Di truyền quần thể và tiến hóa” trong quyển “Giáo trình Di truyền học” của Nguyễn Hồng Minh, 1999, trang 312-346 hoặc trong “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
Sau khi học
- Sinh viên hiểu biết về cấu trúc di truyền của một quần thể cụ thể nào đó trong tự nhiên.
- Nắm vững cách tính toán tần số allele và tần số kiểu gen và kiểm định quần thể cân bằng theo Hardy- Weinberg.
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình, giảng giải, phát vấn
- Powerpoint, máy chiếu, phấn, bảng, máy tính bỏ túi.
Tổ chức và thực hiện
Giảng viên tổ chức và quản lý lớp

Chương 4: KỸ THUẬT DI TRUYỀN

Chương 4:­­­­­­­­­­­­­­­­­ Kỹ thuật di truyền
Bài học 1: Một số kỹ thuật sử dụng trong công nghệ di truyền
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên giảng lý thuyết, giải thích thuật ngữ, chiếu phim minh họa.
2 tiết: Sinh thảo luận nhóm, làm seminar, kiến tập
Nội dung
- Chức năng của một số enzyme trong kỹ thuật di truyền
- Kỹ thuật làm gel và chạy điện di
- Phản ứng chuỗi trùng hợp PCR
Trước khi học
- Sinh viên nắm vững cấu trúc và tính chất của DNA.
- Sinh viên đọc kĩ bài “Xét nghiệm sinh học” trong “Di truyền phân tử” của Bùi Chí Bửu, 2004, trang 306-348; bài “Phương pháp làm agarose gel” trang 16-19 và bài  “Thành phần gel và chạy điện di” trang 31-33 trong quyển “Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu công nghệ sinh học” của Nguyễn Thị Lang, 2002; chương “Kỹ thuật di truyền” trong “Bài giảng Di truyền học”của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
Sau khi học
Sinh viên hiểu được một số kỹ thuật trong nghiên cứu di truyền ở mức độ phân tử.
Phương pháp và phương tiện
- Giảng giải, phát vấn, giải thích bằng hình ảnh và chiếu phim minh họa
- Hướng dẫn làm việc theo nhóm, cách thực hiện seminar.
- Powerpoint, máy chiếu, phấn, bảng
Tổ chức và thực hiện
- Tổ chức lớp theo nhóm, thảo luận và báo cáo kết quả seminar
 
Bài học 2: Chuyển nạp gen ở thực vật
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên thuyết giảng, hình ảnh minh họa
1 tiết: Sinh viên chia nhóm nghiên cứu, thực hiện seminar
Nội dung
- Các kỹ thuật chuyển gen ở thực vật (phương pháp gián tiếp và trực tiếp)
- Cây chuyển gen, an toàn sinh học cây chuyển gen
Trước khi học
- Sinh viên hiểu biết về cấu trúc gen, và một số thao tác trên gen trong bài “Một số kỹ thuật sử dụng trong công nghệ di truyền”
- Sinh viên đọc kĩ bài “Chuyển nạp gen ở thực vật” trong quyển “Giáo trình Di truyền học” của Nguyễn Hồng Minh, 1999, trang 299-310; đọc chương “Ứng dụng chuyển nạp gen trong cải tiến giống cây trồng” và “An toàn sinh học trong sử dụng cây GMO”  trong cuốn “Di truyền phân tử” của Bùi Chí Bửu, 2004, trang 501-561.
Sau khi học
- Sinh viên nắm được một số phương pháp chuyển nạp gen ở thực vật và vấn đề an toàn của cây chuyển gen.
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình, giảng giải, hình ảnh minh họa,
- Hướng dẫn làm việc theo nhóm.
- Powerpoint, máy chiếu, phấn, bảng.
Tổ chức và thực hiện
- Tổ chức lớp theo nhóm, thảo luận và báo cáo kết quả seminar
 
Chương 5. ĐA DẠNG DI TRUYỀN THỰC VẬT
Chương 5:Đa dạng di truyền thực vật
Bài 1: Biến dị và đột biến
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên thuyết giảng, hình ảnh minh họa
1 tiết: Sinh viên chia nhóm nghiên cứu, thực hiện seminar
Nội dung
- Phân loại và cơ chế của biến dị đột biến
- Đột biến tự nhiên và nhân tạo, các phương pháp gây đột biến nhân tạo
- Vai trò của biến dị đột biến đối với công tác giống cây trồng
Trước khi học
- Sinh viên đọc kĩ bài “Các phương pháp gây đột biến nhân tạo” trong quyển “Giáo trình Di truyền học” của Nguyễn Hồng Minh, 1999, trang 220-222 và bài “Biến dị và đột biến” trong “Bài giảng Di truyền học”của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007
Sau khi học
- Sinh viên hiểu được vai trò của đột biến trong công tác chọn tạo giống cây trồng
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình, giảng giải, hình ảnh minh họa
- Hướng dẫn làm việc theo nhóm
- Powerpoint, máy chiếu, phấn, bảng
Tổ chức và thực hiện
- Tổ chức lớp theo nhóm, thảo luận và báo cáo kết quả seminar
 
Bài 2: Thu thập và bảo tồn nguồn gen thực vật
Hoạt động
1 tiết: Giảng viên thuyết giảng, hình ảnh minh họa, phim chuyên đề
1 tiết: Sinh viên chia nhóm nghiên cứu, thực hiện seminar
Nội dung
- Đa dạng nguồn gen thực vật
- Vai trò của nguồn gen trong công tác giống
- Thu thập và bảo tồn nguồn gen thực vật
Trước khi học
- Sinh viên đọc kĩ bài “Thu thập và bảo tồn nguồn gen thực vật” trong quyển “Giáo trình giống cây trồng” của Phan Thanh Kiếm, 2006, trang 69-74.
Sau khi học
- Sinh viên hiểu biết về tầm quan trọng của nguồn gen thực vật
- Nắm được các phương pháp thu thập và bảo tồn nguồn gen, có khả năng vận dụng để thu thập và bảo tồn một nguồn gen thực vật cụ thể nào đó.
Phương pháp và phương tiện
- Thuyết trình, giảng giải, hình ảnh minh họa,
- Hướng dẫn làm việc theo nhóm.
- Powerpoint, máy chiếu, phấn, bảng.
Tổ chức và thực hiện
- Tổ chức lớp theo nhóm, thảo luận và báo cáo kết quả seminar
 
Bài 3: Đột biến thực vật bằng Colchicine (thực hành)
Hoạt động
- Giảng viên hướng dẫn cách pha hóa chất và các thao tác xử lý đột biến
- Sinh viên thực hiện xử lý đột biến, trồng và quan sát mô tả đột biến.
Nội dung
- Cách xử lý, trồng và quan sát mô tả đột biến
Trước khi học
- Sinh viên xem lại lý thuyết của bài “Biến dị và đột biến” trong “Bài giảng Di truyền học” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
- Sinh viên đọc kỹ bài “Đột biến thực vật bằng Colchicine” trong cuốn “Thực hành Di truyền” của Hồ Tấn Quốc và Nguyễn Phương, 2007.
- Sinh viên chuẩn bị hóa chất và hạt giống
Sau khi học
- Sinh viên biết cách pha chế các nồng độ Colchicine trong xử lý đột biến. Biết nhận dạng và mô tả đột biến.
Phương pháp và phương tiện
- Chuẩn bị mẫu vật, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm
Tổ chức và thực hiện
Giảng viên phân nhóm, sinh viên thực hiện, quan sát mô tả và báo cáo kết quả

- 20% điểm seminar thảo luận nhóm, kiến tập
- 20% điểm thực hành
- 60% điểm thi cuối kì (thi trắc nghiệm và trả lời ngắn)
- Kinh nghiệm: Đã giảng dạy từ 2 năm trở lên
- Chuyên môn: Trong lĩnh vực Khoa học cây trồng và Di truyền thực vật.
Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004. Di truyền phân tử. Nhà xuất bản nông nghiệp TP.HCM, 615 trang.
Phạm Thành Hổ, 2001. Di truyền học. Nhà xuất bản giáo dục, 613 trang.
Lê Đình Lương – Phan Cự Nhân, 2000. Cơ sở di truyền học. Nhà xuất bản giáo dục
Nguyễn Hồng Minh, 1999. Giáo trình di truyền học. Nhà xuất bản nông nghiệp, 355 Trang.
Từ Bích Thủy, 2003. Giáo trình di truyền học. Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, 102 trang.
I. J. Pedder & E. G. Wynne, 1972. Genetics a basic guide. W. W. Norton & Company - INC – New York. 183p.
- Ngày biên soạn: 11-12-2007
- Nhóm biên soạn:

Họ và tên
Nghề nghiệp
Tên cơ quan
Địa chỉ
ThS. Hồ Tấn Quốc
Giảng viên
Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Q9, TP.HCM
ThS. Nguyễn Phương
Giảng viên
Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Q12, TP.HCM

                                                                                                                                                                                                   
                                                                                          Người biên soạn
                                                                                                ThS. Hồ Tấn Quốc        
                                                                                                ThS. Nguyễn Phương            
 
-         Trưởng bộ môn
 
 
 
 
-         Hội đồng khoa học khoa

Số lần xem trang: 2938
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018

Trang liên kết

  

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : sáu chín bốn sáu sáu

Xem trả lời của bạn !

logolink