TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA NÔNG HỌC
BỘ MÔN DI TRUYỀN – GIỐNG
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. DỮ LIỆU HỌC PHẦN
1.1 Tên học phần: CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG (PLANT BREEDING)
1.2 Mã học phần: 204205
1.3 Bộ môn/khoa quản lí: Bộ môn Di truyền – Giống/ Khoa Nông Học
1.4 Nhóm học phần: Chuyên ngành
1.5 Tính chất học phần: Bắt buộc
1.6 Bố trí giảng dạy: năm thứ 2, học kỳ thứ II
1.7 Số tiết giảng dạy: Lý thuyết: 15 Thực hành: 30 Tự học: 10
1.8 Tổng số chương/học phần: 8
1.9 Số bài trong tuần: 2
1.10 Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Giới thiệu khái quát về công tác giống cây trồng – Cơ sở di truyền số lượng trong chọn giống - Sử dụng nguồn gen thực vật – Lai giống và ưu thế lai – Các phương pháp chọn lọc - Gây đột biến, gây đa bội - Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống – Khảo nghiệm và công nhận giống.
2. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Hiểu biết và vận dụng các nguyên lý di truyền và các khoa học có liên quan để duy trì các giống hiện có, chọn tạo giống mới, khảo nghiệm và nhân giống cây trồng.
2.2 Năng lực đạt được: Ứng dụng trong thực tế các kỹ thuật chọn giống
2.3 Mục tiêu cụ thể:
- Kiến thức: Nắm được cơ sở di truyền của chọn giống và các kiến thức cơ bản về chuyên ngành chọn giống theo nội dung học phần.
- Hiểu biết: Hiểu biết nguyên lý và các phương pháp chọn giống cho các nhóm cây trồng khác nhau.
- Ứng dụng: Biết thực hiện các kỹ thuật chọn giống và nhân giống cây trồng trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm.
- Tổng hợp: Biết đánh giá phân tích, đề xuất, tham gia thực hiện và tổng kết các công việc về giống cây trồng
3. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT
Di truyền học đại cương; Di truyền số lượng và Toán thống kê sinh học.
4. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
4.1 Phần lý thuyết (15 tiết)
Chương 1: Khái quát về công tác giống cây trồng (2 tiết)
|
|
|||
Bài 1: Chọn giống cây trồng và lịch sử phát triển (1 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Sự ra đời và lịch sự phát triển của công tác chọn giống |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu số [1] trang 9 – 12 |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Bài 2: Giống và công tác giống cây trồng (1 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu về giống cây trồng, tầm quan trọng của giống trong sản xuất, tiêu chuẩn giống tốt, … và nội dung của công tác chọn giống |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu số [1] trang 15 – 30 |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Chương 2 : Cơ sở di truyền số lượng trong chọn giống cây trồng (3 tiết) |
|
|||
Bài 1: Mô hình toán học của các tính trạng số lượng (2 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu mô hình toán học của các tính trạng số lượng và ý nghĩa trong chọn giống |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu số [1] trang 34 – 42, [2] trang 13 – 33, các tài liệu khác |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài và thực hiện được các công việc liên quan |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Bài 2: Khả năng di truyền và hiệu quả chọn lọc (1 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu khả năng di truyền, hiệu quả chọn lọc, tương quan di truyền và chọn lọc đồng thời đa tính trạng |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu [1] trang 43 – 46, [2] trang 39 – 50, 129 – 148, các tài liệu khác |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài và thực hiện được các công việc liên quan |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Chương 3: Sử dụng nguồn gen thực vật trong chọn giống (2 tiết) |
|
|||
Bài 1: Nguồn gen thực vật và các trung tâm phát sinh cây trồng (1tiết) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu về nguồn gen thực vật và các trung tâm phát sinh cây trồng |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu số [1] trang 57 – 61, các tài liệu khác |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Bài 2: Thu nhập, nhập nội, bảo quản, nghiên cứu và sử dụng nguồn gen (1 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu nội dung thu nhập, nhập nội, bảo quản, nghiên cứu và sử dụng nguồn gen thực vật về nguồn gen thực vật và các trung tâm phát sinh cây trồng |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu số [1] trang 69 – 80, các tài liệu khác |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài và thực hiện được các công việc liên quan |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Chương 4: Lai giống và ưu thế lai (3 tiết)
|
|
|||
Bài 1: Lai giống, ưu thế lai và cơ sở di truyền và cách xác định ưu thế lai (1 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu khái niệm và ý nghĩa của lai giống, lai gần và lai xa; Giới thiệu hiện tượng và đặc điểm của ưu thế lai, cơ sở di truyền và cách xác định ưu thế lai |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu [1] trang 81 – 108, 139 – 143, các tài liệu khác |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài và thực hiện được các công việc liên quan |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Bài 2: Phương pháp tạo giống ưu thế lai và sản xuất hạt lai (2 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu các phương pháp tạo giống ưu thế lai với cây giao phấn, cây tự thụ phấn; Sử dụng bất dục đực tạo giống lai và sản xuất hạt lai. |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu [1] trang 144 – 168, các tài liệu khác |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài và thực hiện được các công việc liên quan |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Chương 5: Chọn lọc (2 tiết) |
|
|||
Bài 1: Chọn lọc với cây tự thụ phấn (1 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu phương pháp chọn lọc với cây tự thụ phấn |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu [1] trang 119 – 130, các tài liệu khác và thảo luận theo nhóm |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài và thực hiện được các công việc liên quan |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Bài 3: Chọn lọc với cây giao phấn và cây sinh sản vô tinh (1 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu phương pháp chọn lọc với cây giao phấn |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu [1] trang 131 – 138, các tài liệu khác và thảo luận theo nhóm |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài và thực hiện được các công việc liên quan |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Chương 6 : Sử dụng đột biến và đa bội thể trong chọn giống (sinh viên tự học) |
|
|||
Bài 1: Sử dụng đột biến trong chọn giống (3 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Khái niệm và ý nghĩa của đột biến trong chọn giống, các tác nhân gây đột biến, sửa chữa sau đột biến và chọn giống đột biến |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu [1] trang 169 – 179, các tài liệu khác và thảo luận theo nhóm |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài và thực hiện được các công việc liên quan |
|
||
Bài 2: Sử dụng đa bội thể trong chọn giống (3 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Hiện tượng đa bội và ý nghĩa trong chọn giống, các loại đa bội thể, các phương pháp gây đa bội và chọn giống đa bội |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu [1] trang 180 – 192, các tài liệu khác và thảo luận theo nhóm |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài và thực hiện được các công việc liên quan |
|
||
Chương 7 : Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống (5 tiết) |
|
|||
Bài 1: Tạo giống cây trồng bằng kỹ thuật di truyền (1 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu cây trồng biến đổi gen, lợi ích và các phương pháp tạo giống biến đổi gen bằng kỹ thuật di truyền |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu [1] trang 193 – 206, các tài liệu khác và thảo luận theo nhóm |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Bài 2: Một số ứng dụng của công nghệ tế bào thực vật (4 tiết – sinh viên tự học) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu về nuôi cây mô, nuôi cấy bao phấn và hạt phấn, nuôi cấy phôi, dung hợp tế bào (lai tế bào soma). |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu [1] trang 207 – 216, các tài liệu khác và thảo luận theo nhóm |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Chương 8 : Khảo nghiệm và công nhận giống (2 tiết) |
|
|||
Bài 1: Trình tự các bước chọn giống (1 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu trình tự các bước chọn giống và bố trí các thí nghiệm giống |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu [1] trang 237 – 244, các tài liệu khác và thảo luận theo nhóm |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài và thực hiện được các công việc liên quan |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực |
|
||
Bài 2: Khảo nghiệm, sản xuất thử và công nhận chính thức (1 tiết) |
|
|||
Nội dung |
Giới thiệu khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (DUS), khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU), xuất thử, thủ tục công nhận giống |
|
||
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu [1] trang 249 – 251, các tài liệu khác và thảo luận theo nhóm |
|
||
Sau khi học |
Học viên nắm được nội dung bài và thực hiện được các công việc liên quan |
|
||
Phương pháp giảng dạy |
Giảng theo phương pháp tích cực
|
|
||
|
4.2. Phần thực hành: (30 tiết thực hành = 15 tiết lý thuyết) |
|||
|
Bài 1: Mô tả và nhận biết giống: lúa, bắp, đậu nành, rau, hoa … (4 tiết) |
|||
|
Nội dung |
Giới thiệu đối tượng thực hành , các quy định về phân biệt các tính trạng hình thái (định tính) và các tính trạng số lượng (định lượng) giữa các giống theo tiêu chuẩn DUS, hướng dẫn của UPOV, thực hành trên đồng ruộng |
||
|
Trước khi học |
Tiến hành trồng các giống cây trồng thực hành trên đồng trước, sao cho khi thực tập cây ở thời kỳ điển hình nhất để đánh giá (tùy loại cây trồng). Lập sẵn các bảng theo dõi theo mẫu quy định cho một số tính trạng |
||
|
Sau khi học |
Học viên thực hiện được việc mô tả và cách nhận biết giống cho một số cây trồng |
||
|
Phương pháp và phương tiện |
Theo dõi, đo đếm trên đồng và thực hành lập bảng mô tả |
||
|
Tổ chức và thực hiện |
Phân nhóm thực hiện |
||
|
Bài 2: Ứng dụng di truyền số lượng trong chọn giống (8 tiết) |
|||
|
Nội dung |
- Thực hành đo chiều cao, theo dõi các chỉ tiêu cấu thành năng suất của một số cây trồng với dung lượng mẫu lớn - Cách trình bày bảng số liệu và đồ thị - Tính hệ số di truyền và ứng dụng - Tính tương quan di truyền và phân tích đường dẩn (path analysis) và ứng dụng - Chọn lọc đa tính trạng |
||
|
Trước khi học |
Học viên tự nghiên cứu tài liệu |
||
|
Sau khi học |
Học viên biết thực hiện các công việc liên quan đến các nội dung bài học |
||
|
Phương pháp và phương tiện |
Đo đếm trên đồng và thực hành tại phòng máy tính |
||
|
Tổ chức và thực hiện |
Phân nhóm thực hiện |
||
|
Bài 3: Lai hữu tính (4 tiết) |
|||
|
Nội dung |
Giới thiệu đối tượng thực hành , cách chọn bố mẹ, các bước tiến hành khi lai giống và thực hành |
||
|
Trước khi học |
Trồng các giống thực hành trên đồng ( hoặc trong chậu) trước, tính toán sao cho khi thực tập cây ra hoa (tùy loại cây trồng). Tiến hành việc khử đực chiều hôm trước, chuẩn bị các dụng cụ lai như bao cách ly, panh, đĩa petri, thẻ đeo. |
||
|
Sau khi học |
Học viên thực hiện được việc lai giống cho một số cây trồng |
||
|
Phương pháp và phương tiện |
Theo hướng dẫn của giáo viên trên đồng (hoặc trong chậu) |
||
|
Tổ chức và thực hiện |
Phân nhóm thực hiện |
||
|
Bài 4: Tạo dòng tự phối (4 tiết) |
|||
|
Nội dung |
Giới thiệu đối tượng nghiên cứu, phương pháp tạo dòng tự phối và thực hành trên đồng ruộng |
||
|
Trước khi học |
Tiến hành trồng các giống cây trồng thực hành trên đồng trước, sao cho khi thực tập cây ra hoa (tùy loại cây trồng). Chuẩn bị các dụng cụ tự phối: Bao cách ly, thẻ đeo |
||
|
Sau khi học |
Học viên thực hiện được việc tạo dòng tự phối cho một số cây trồng |
||
|
Phương pháp và phương tiện |
Theo dõi, đo đếm trên đồng |
||
|
Tổ chức và thực hiện |
Phân nhóm thực hiện |
||
|
Bài 5: Đánh giá giống (5 tiết) |
|||
|
Nội dung |
Giới thiệu đối tượng thực hành, các đánh giá một số chỉ tiêu và phương pháp so sánh phân loại |
||
|
Trước khi học |
Tiến hành trồng các giống cây trồng thực hành trên đồng trước, sao cho khi thực tập cây ở thời kỳ điển hình nhất để đánh giá (tùy loại cây trồng). Lập sẵn các bảng theo dõi theo mẫu quy định cho một số tính trạng |
||
|
Sau khi học |
Học viên biết được phương pháp và thực hành việc đánh giá giống |
||
|
Phương pháp và phương tiện |
Theo dõi, đo đếm trên đồng |
||
|
Tổ chức và thực hiện |
Phân nhóm thực hiện |
||
|
Bài 6: Thí nghiệm đồng ruộng và sử dụng phần mềm xử lý số liệu thí nghiệm giống (5 tiết) |
|||
|
Nội dung |
Bố trí thí nghiêm giống và ý nghĩa của việc xử lý số liệu; Giới thiệu các phần mềm ứng dụng để phân tích phương sai thí nghiệm giống (dòng), phân tích dialen, tương tác kiểu gen-môi trường, tính ổn định; Xử lý và phân tích số liệu có sẵn hoặc thu thập; Viết báo cáo |
||
|
Trước khi học |
Học viên đọc các tài liệu liên quan được giáo viên giới thiệu |
||
|
Sau khi học |
Học viên nắm được các nội dung bái học |
||
|
Phương pháp và phương tiện |
Thực hành tại phòng thực tập |
||
5. ĐÁNH GIÁ HOÀN TẤT HỌC PHẦN
Cho điểm môn học theo thang điểm 10, trong đó:
- Chuyên cần: kiểm tra nhanh và điểm danh 10%
- Seminar: 10%
- Thực hành: 20%
- Cuối kỳ: 60% (trắc nghiệm hoặc tự luận)
6. TIÊU CHUẨN GIẢNG VIÊN
- Kinh nghiệm: Đã qua tập sự và giảng thử đạt yêu cầu chuyên môn
- Chuyên môn: Tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Thanh Kiếm, 2006. Giáo trình giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[2] Phan Thanh Kiếm, 2007. Di truyền số lượng: nguyên lý và bài toán ứng dụng trong nghiên cứu cây trồng. NXB Nông nghiệp
[3] Nguyễn Văn Hiển (Chủ biên), 2000. Chọn giống cây trồng. NXB Giáo dục
[4] Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang. 2007. Chọn giống cây trồng Phương pháp truyền thống và phân tử. NXB Nông nghiệp
[5] Trần Đình Long (Chủ biên), 1997. Chọn giống cây trồng (Giáo trình cao học nông
nghiệp). NXB Nông nghiệp.
[6] Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nghị và Lê Thị Muội. 1997 . Công nghệ sinh học trong cải tiến giống cây trồng. NXB Nông nghiệp.
[7] R.W. Allard, 1976. Principles of Plant Breeding, John Wiley & Sons, Inc. New York 10016.
[8] David Allen Sleper, John Milton Poehlman, 2006. Breeding Field Crops, Blackwell Publishing.
[9] Jack Brown, Peter D.S. Caligari, 2008. An Introduction to Plant Breeding, Blackwell Publishing.
8. NGÀY SOẠN THẢO VÀ NHÓM BIÊN SOẠN
- Ngày biên soạn: 02/02/2011
- Biên soạn
Họ và tên |
Nghề nghiệp |
Tên cơ quan |
Địa chỉ |
Phan Thanh Kiếm |
Giảng viên chính (PGS.TS) |
Đại học Nông Lâm Tp. HCM |
Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh |
Hồ Tấn Quốc |
Giảng viên |
Đại học Nông Lâm Tp. HCM |
Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Trưởng bộ môn Di truyền – Giống:
PGS. TS PHAN THANH KIẾM
Hội đồng khoa học khoa
Số lần xem trang: 3005
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018