|
|
Tác giả
|
: ThS. Nguyễn Thị Thanh Thuý
|
Tên tài liệu
|
: Hoá phân tích
|
Số trang
|
: 17
|
Ngày in
|
: 17-Aug-09
|
Dung lượng
|
: 171008
|
Tài liệu được lưu lần cuối
|
: 17-Aug-09
|
Hiệu chỉnh bởi
|
: PT
|
§ Tên môn học: Hóa học phân tích
§ Mã môn học: Lý thuyết Hóa phân tích (02317), Thực hành Hóa phân tích
§ Bộ môn/ Khoa quản lý: Hóa học/ Khoa Khoa học
§ Nhóm môn học: đại cương
§ Tính chất môn học: bắt buộc
§ Bố trí giảng dạy: Năm thứ: 1 Học kỳ: 2
§ Số tiết giảng dạy: Tổng số 45 tiết, trong đó:
- Lý thuyết: 30
- Thực hành: 15
§ Tổng số chương/môn học: 5 chương
§ Số bài trong tuần: 1 bài lý thuyết
1 bài thực hành
§ Mô tả tóm tắt nội dung môn học:
Lý thuyết hóa học phân tích (30 tiết):
Đại cương về hóa học phân tích
Phương pháp Phân tích định tính các ion vô cơ
Phương pháp Phân tích định lượng
Phương pháp Phân tích khối lượng
Đại cương về phương pháp Phân tích công cụ
Thực hành hóa học phân tích (30 tiết thực hành tương ứng 15 tiết lý thuyết)
Nhận biết một số ion trong dung dịch phân tích. Dựa trên các phản ứng trao đổi proton, trao đổi electron, phản ứng kết tủa, phản ứng tạo phức để chuẩn độ một số dung dịch mẫu chưa biết nồng độ bằng dung dịch chuẩn đã biết chính xác nồng độ.
Sinh viên nắm được nội dung cơ bản về hóa học phân tích, hình thành cho sinh viên lý thuyết về phân tích định tính và định lượng để xử lý mẫu phân tích một cách chính xác và tối ưu nhất góp phần phục vụ cho những môn học chuyên ngành của khối Nông – Lâm – Ngư. Hình thành kỹ năng, kỹ xảo thao tác thực hành trong khi phân tích mẫu.
- Nắm được lý thuyết về phân tích định tính và phân tích định lượng
- Hiểu được qui trình xử lý mẫu phân tích.
- Đánh giá được hàm lượng của cấu tử có trong mẫu phân tích thông qua phương pháp chuẩn độ axit – bazơ, chuẩn độ oxy hóa khử, chuẩn độ tạo phức, chuẩn độ kết tủa.
- Biết lựa chọn được phương pháp định lượng phù hợp như phương pháp phân tích thể tích, phương pháp phân tích khối lượng, phương pháp phân tích công cụ …dựa theo yêu cầu về độ chính xác, giá thành của một mẫu, bản chất của cấu tử …
- Kiến thức: Cung cấp có hệ thống những kiến thức đại cương về lý thuyết hóa học phân tích, phân tích định tính và phân tích định lượng và những ứng dụng của chúng trong tự nhiên.
- Hiểu biết: biết được kiến thức cơ bản trong xử lý mẫu phân tích, nhận biết được sự có mặt của ion trong dung dịch, xác định được hàm lượng của cấu tử cần phân tích thông qua phương pháp phân tích định lượng. Hoàn thiện thêm kỹ năng , kỹ xảo trong thao tác thực hành.
- Ứng dụng: ứng dụng rất nhiều cho các môn học có liên quan đến phân tích đất, phân tích nước và cây trồng.
- Tổng hợp: trang bị cho sinh viên vốn kiến thức về lý thuyết hóa học phân tích để phục vụ cho các môn chuyên ngành.
Hóa học Đại cương - 45 tiết
Chương mục
|
Số tiết
(LT+TH)
|
Số bài
|
Các mục tiêu cụ thể
|
Phương pháp giảng dạy
|
Tương quan của chương đối với môn học
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
Đại cương về phương pháp phân tích thể tích
|
1(LT)
|
1 bài
|
- Biết được lý thuyết đại cương về hóa học phân tích.
- Hiểu được qui luật phân tích định tính.
- Hiểu được qui trình phân tích định lượng.
- Biết được các phương pháp tách và làm giàu cấu tử.
- Biết lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp.
|
- Dùng phương pháp đặt vấn đề để phát huy tư duy sáng tạo của sinh viên.
- Dẫn dắt sinh viên từ kiến thức cũ để hình thành kiến thức mới.
|
Mô tả khái quát kiến thức cho chương phân tích ion, phân tích thể tích, phân tích khối lượng và phân tích công cụ.
|
Phương pháp phân tích định tính các ion vô cơ
|
5(LT) + 12 (TH)
|
2 bài
2 bài
|
- Nhận biết cation, anion trong cùng một dung dịch.
- Hiểu được qui luật phân tích hệ thống các cation theo nhóm.
- Biết phân tích riêng rẽ từng anion trong cùng một dung dịch.
- Biết cách nhận biết cation và anion.
- Biết sử dụng ống nhỏ giọt để lấy hóa chất vào ống nghiệm.
- Biết cách đun dung dịch trong ống nghiệm bằng đèn cồn.
- Biết cách sử dụng máy ly tâm.
|
Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp gợi mở để tạo khả năng suy luận của sinh viên. Lấy sinh viên làm trung tâm để tăng tính họat động của sinh viên.
Hướng dẫn thực hành tại phòng thí nghiệm Hóa.
|
Liên kết với chương phương pháp phân tích thể tích, chương phân tích khối lượng và chương phân tích công cụ
|
Phương pháp phân tích thể tích
|
18(LT) + 18(TH)
|
6 bài
3 bài
|
- Hiểu được bản chất của Phương pháp phân tích thể tích.
- Dựa trên bản chất của phản ứng để hình thành phương pháp chuẩn độ khác nhau: chuẩn độ axit bazơ, chuẩn độ oxy hóa khử, chuẩn độ kết tủa, chuẩn độ tạo phức.
- Biết được cách lựa chọn chất chỉ thị thích hợp cho từng phương pháp chuẩn độ để mắc sai số nhỏ nhất.
- Biết xác định nồng độ của dung dịch phân tích có tính:
o Acid
o Bazơ
- Biết xác định độ cứng của nước, hàm lượng của các ion trong đất, mô động và thực vật.
- Vận dụng phương pháp Kjeldahl để xác định độ đạm có trong đất, mô động vật và thực vật, trong nước mắm …
- Biết lọai bỏ ảnh hưởng của ion Mg2+ khi phân tích ion Ca2+.
- Biết cách xác định hàm lượng của một số cấu tử như : H2C2O4, Na2S2O3, Mg2+, Ca2+…trong dung dịch mẫu.
- Biết sử dụng buret, pipet.
- Biết pha chế dung dịch chuẩn, pha chế dung dịch cần phân tích.
- Biết chuẩn độ.
- Biết cách sử dụng máy đo pH và vẽ được đường cong chuẩn độ.
|
- Dùng phương pháp đặt vấn đề để phát huy tư duy sáng tạo của sinh viên.
- Dẫn dắt sinh viên từ kiến thức cũ để hình thành kiến thức mới.
Hướng dẫn thực hành tại phòng thí nghiệm Hóa
|
Gắn kết với chương phương pháp phân tích định tính để hoàn thiện qui trình xử lý và phân tích mẫu.
|
Phương pháp phân tích khối lượng
|
3 (LT)
|
1 bài
|
- Vận dụng những kiến thức về kết tủa ion để xác định hàm lượng của cấu tử phân tích
- Biết phân biệt được khái niệm dạng kết tủa và dạng cân.
- Biết lựa chọn đối tượng tạo tủa để phép phân tích mắc sai số nhỏ nhất.
|
Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp gợi mở để tạo khả năng suy luận của sinh viên.
|
Gắn kết với chương phương pháp phân tích định tính để hoàn thiện qui trình xử lý và phân tích mẫu
|
Đại cương về phương pháp phân tích công cụ
|
3 (LT)
|
1 bài
|
- Hiểu được một số phương pháp phân tích hóa lý : chuẩn độ điện thế, trắc quang, …
- Biết được một số công cụ hiện đại ứng dụng trong phân tích.
|
Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp gợi mở để tạo khả năng suy luận của sinh viên.
|
Gắn kết với chương phương pháp phân tích định tính để hoàn thiện qui trình xử lý và phân tích mẫu
|
Hoạt động
|
1 tiết : thuyết trình, gợi mở
|
Nội dung
|
- Sơ lược về hóa học phân tích
- Phân tích định tính và phân tích định lượng: cách lấy mẫu phân tích, lấy mẫu đại diện, bảo quản mẫu phân tích, dựa vào kết quả phân tích định tính để lựa chọn qui trình phân tích định lượng, loại bỏ ảnh hưởng của một số cấu tử lạ bên cạnh cấu tử phân tích, tiến hành phân tích định lượng, đánh giá kết quả phân tích.
- Các phương pháp tách: hòa tan phân đoạn, chiết phân đoạn, chưng cất phân đoạn, tách bằng phương pháp sắc ký …
- Các phương pháp phân tích định lượng: phương pháp phân tích hóa học, phương pháp phân tích dụng cụ.
|
Trước khi học
|
- Đọc tài liệu về nội dung bài giảng: sách Cơ sở lý thuyết hóa học phân tích của tác giả Nguyễn Tinh Dung, sách phân tích hóa lý của tác giả Hồ Viết Quý, giáo trình Hóa phân tích của bộ môn Hóa học trường Đại học Nông Lâm, hoặc sách của các tác giả khác.
|
Sau khi học
|
- Sinh viên đọc thêm tài liệu, xem lại lý thuyết đã học, chia nhóm thảo luận.
|
Phương pháp và phương tiện
|
- Dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề.
- Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.
- Sử dụng máy chiếu projector.
|
Tổ chức và thực hiện
|
- Tham gia và góp ý kiến các buối thảo luận của sinh viên
|
Tên chương 2: Phương pháp phân tích định tính các ion vô cơ GV: Nguyễn T.T Thuý
Tên bài học 1: Phương pháp phân tích định tính các ion vô cơ
|
|
Hoạt động
|
5 tiết : thuyết trình, gợi mở
|
Nội dung
|
- Các phương pháp phân tích định tính: phân tích bằng lối ướt và lối khô, phương pháp phân tích vi lượng, bán vi lượng, đa lượng …
- Các phương pháp phân tích định tính để kiểm chứng các anion trong dung dịch.
- Các phản ứng kiểm chứng cation.
- Phân tích hệ thống các cation theo nhóm: nhóm NH4+, K+, Na+; nhóm Ag+, Pb2+, Hg22+; nhóm Fe3+, Al3+, Bi3+, Hg2+, Cr3+, Sn4+, Sb3+ ; nhóm Ba2+, Sr2+, Ca2+, Mg2+; nhóm Mn2+, Cu2+, Co2+, Ni2+, Cd2+, Zn2+.
|
Trước khi học
|
- Đọc tài liệu về nội dung bài giảng: sách Cơ sở lý thuyết hóa học phân tích của tác giả Nguyễn Tinh Dung, sách Hướng dẫn thực hành Phân tích định tính bằng các phương pháp hóa học của tác giả Cù Thành Long – Nguyễn Thị Xuân Mai – Nguyễn Thị Minh, giáo trình Hóa phân tích của bộ môn Hóa học trường Đại học Nông Lâm, hoặc sách của các tác giả khác.
|
Sau khi học
|
- Sinh viên đọc thêm tài liệu, xem lại lý thuyết đã học, chia nhóm thảo luận.
|
Phương pháp và phương tiện
|
- Dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, gợi mở.
- Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.
- Sử dụng máy chiếu projector.
|
Tổ chức và thực hiện
|
- Chia nhóm thảo luận và học tập
- Tham gia và góp ý kiến các buối thảo luận của sinh viên.
- Kiểm tra.
|
Tên chương 3: Phương pháp phân tích thể tích GV: Nguyễn Thị Thanh Thuý
Tên bài học 1: Đại cương về phương pháp phân tích thể tích
|
|
Hoạt động
|
3 tiết : thuyết trình, gợi mở, đặt vấn đề
|
Nội dung
|
- Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích thể tích: khái niệm dung dịch chuẩn, dung dịch cần chuẩn độ, điểm tương đương và điểm cuối.
- Yêu cầu của phản ứng dùng trong phân tích thể tích
- Phân loại các phương pháp phân tích thể tích: phương pháp trung hòa, phương pháp oxy hóa – khử, phương pháp phức chất, phương pháp kết tủa.
- Ôn lại một số nồng độ có liên quan: nồng độ mol, nồng độ đương lượng
- Các cách chuẩn độ trong phân tích thể tích: chuẩn độ trực tiếp, chuẩn độ ngược, chuẩn độ thay thế.
- Cách tính toán kết quả trong phân tích thể tích.
- Cách pha chế dung dịch: chất gốc, pha dung dịch chuẩn.
|
Trước khi học
|
- Đọc tài liệu về nội dung bài giảng: sách Cơ sở lý thuyết hóa học phân tích của tác giả Nguyễn Tinh Dung, sách Phân tích hóa học định lượng của tác giả Bùi Long Biên, giáo trình Hóa phân tích của bộ môn Hóa học trường Đại học Nông Lâm, hoặc sách của các tác giả khác.
|
Sau khi học
|
- Sinh viên đọc thêm tài liệu, xem lại lý thuyết đã học, chia nhóm thảo luận.
|
Phương pháp và phương tiện
|
- Dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, gợi mở.
- Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.
- Sử dụng máy chiếu projector.
|
Tổ chức và thực hiện
|
- Chia nhóm thảo luận và học tập
- Tham gia và góp ý kiến các buối thảo luận của sinh viên.
- Kiểm tra.
|
Chương 3: Phương pháp phân tích thể tích
Tên chương 3: Phương pháp phân tích thể tích GV: Nguyễn Thị Thanh Thuý
Tên bài học 2: Phương pháp chuẩn độ acid – bazơ
|
|
Hoạt động
|
6 tiết : thuyết trình, gợi mở, đặt vấn đề
|
Nội dung
|
- Nguyên tắc của phương pháp.
- Lý thuyết về chất chỉ thị pH: Khái niệm, khoảng pH đổi màu của chất chỉ thị, Chỉ số định phân pT của chất chỉ thị, giới thiệu một số chất chỉ thị thông dụng.
- Lý thuyết về chuẩn độ : chuẩn độ axit mạnh bằng bazơ mạnh, chuẩn độ bazơ mạnh bằng axit mạnh, chuẩn độ axit yếu bằng bazơ mạnh, chuẩn độ bazơ yếu bằng axit mạnh, chuẩn độ đa axit, đa bazơ.
- Lý thuyết về sai số chỉ thị trong quá trình chuẩn độ.
- Ứng dụng: xác định Nitơ bằng phương pháp Kjeldahl.
|
Trước khi học
|
- Đọc tài liệu về nội dung bài giảng: sách Cơ sở lý thuyết hóa học phân tích của tác giả Nguyễn Tinh Dung, sách Phân tích hóa học định lượng của tác giả Bùi Long Biên,giáo trình Hóa phân tích của bộ môn Hóa học trường Đại học Nông Lâm, hoặc sách của các tác giả khác.
|
Sau khi học
|
- Sinh viên đọc thêm tài liệu, xem lại lý thuyết đã học, chia nhóm thảo luận.
|
Phương pháp và phương tiện
|
- Dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, gợi mở.
- Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.
- Sử dụng máy chiếu projector.
|
Tổ chức và thực hiện
|
- Chia nhóm thảo luận và học tập
- Tham gia và góp ý kiến các buối thảo luận của sinh viên.
- Kiểm tra.
|
Chương 3: Phương pháp phân tích thể tích
Tên chương 3: Phương pháp phân tích thể tích GV: Nguyễn Thị Thanh Thuý
Tên bài học 3: Phương pháp chuẩn độ oxy hóa – khử
|
|
Hoạt động
|
3 tiết : thuyết trình, gợi mở, đặt vấn đề
|
Nội dung
|
- Nguyên tắc của phương pháp.
- Các cách xác định điểm tương đương trong chuẩn độ oxy hóa khử: không cần dùng chất chỉ thị, dùng chất chỉ thị không có tính oxy hóa khử, dùng chất chỉ thị có tính oxy hóa khử.
- Đường cong chuẩn độ trong phép chuẩn độ oxy hóa khử.
- Các phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử: phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử bằng KMnO4; phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử bằng K2Cr2O7; phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử bằng I2.
|
Trước khi học
|
- Đọc tài liệu về nội dung bài giảng: sách Cơ sở lý thuyết hóa học phân tích của tác giả Nguyễn Tinh Dung, sách Phân tích hóa học định lượng của tác giả Hồ Viết Quý,giáo trình Hóa phân tích của bộ môn Hóa học trường Đại học Nông Lâm, hoặc sách của các tác giả khác.
|
Sau khi học
|
- Sinh viên đọc thêm tài liệu, xem lại lý thuyết đã học, chia nhóm thảo luận.
|
Phương pháp và phương tiện
|
- Dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, gợi mở.
- Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.
- Sử dụng máy chiếu projector.
|
Tổ chức và thực hiện
|
- Chia nhóm thảo luận và học tập
- Tham gia và góp ý kiến các buối thảo luận của sinh viên.
- Kiểm tra.
|
Chương 3: Phương pháp phân tích thể tích
Tên chương 3:: Phương pháp phân tích thể tích GV: Nguyễn Thị Thanh Thuý
Tên bài học 4: Phương pháp chuẩn độ phức chất
|
|
Hoạt động
|
3 tiết : thuyết trình, gợi mở, đặt vấn đề
|
Nội dung
|
- Nguyên tắc chung của phương pháp.
- Phân loại phương pháp : phương pháp đo bạc, phương pháp thủy ngân, phương pháp chuẩn độ complexon.
- Phương pháp chuẩn độ complexon: khái niệm về complexon, lý thuyết về sự tạo phức giữa complexon với ion kim loại, chất chỉ thị dùng trong phương pháp chuẩn độ complexon.
- Các phương pháp tiến hành chuẩn độ complexon: chuẩn độ trực tiếp, chuẩn độ ngược, chuẩn độ thay thế.
- Một số ứng dụng của phương pháp chuẩn độ complexon trong Nông-Lâm-Ngư.
|
Trước khi học
|
- Đọc tài liệu về nội dung bài giảng: sách Cơ sở lý thuyết hóa học phân tích của tác giả Nguyễn Tinh Dung, sách Phân tích hóa học định lượng của tác giả Bùi Long Biên, giáo trình Hóa phân tích của bộ môn Hóa học trường Đại học Nông Lâm, hoặc sách của các tác giả khác.
|
Sau khi học
|
- Sinh viên đọc thêm tài liệu, xem lại lý thuyết đã học, chia nhóm thảo luận.
|
Phương pháp và phương tiện
|
- Dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, gợi mở.
- Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.
- Sử dụng máy chiếu projector.
|
Tổ chức và thực hiện
|
- Chia nhóm thảo luận và học tập
- Tham gia và góp ý kiến các buối thảo luận của sinh viên.
- Kiểm tra.
|
Chương 3: Phương pháp phân tích thể tích
Tên chương 3: Phương pháp phân tích thể tích GV: Nguyễn Thị Thanh Thuý
Tên bài học 5: Phương pháp chuẩn độ kết tủa
|
|
Hoạt động
|
3 tiết : thuyết trình, gợi mở, đặt vấn đề
|
Nội dung
|
- Nguyên tắc chung của phương pháp.
- Phân loại phương pháp chuẩn độ kết tủa: phương pháp đo bạc, phương pháp thủy ngân, phương pháp chuẩn độ kẽm.
- Lý thuyết về phương pháp đo bạc: xây dựng đường cong chuẩn độ trong phương pháp đo bạc, lý thuyết về sai số chuẩn độ.
- Các phương pháp xác định điểm cuối trong phương pháp đo bạc: phương pháp Mohr, phương pháp Fajans, phương pháp Volhard
|
Trước khi học
|
- Đọc tài liệu về nội dung bài giảng: sách Cơ sở lý thuyết hóa học phân tích của tác giả Nguyễn Tinh Dung, sách Phân tích hóa học định lượng của tác giả Hồ Viết Quý, giáo trình Hóa phân tích của bộ môn Hóa học trường Đại học Nông Lâm, hoặc sách của các tác giả khác.
|
Sau khi học
|
- Sinh viên đọc thêm tài liệu, xem lại lý thuyết đã học, chia nhóm thảo luận.
|
Phương pháp và phương tiện
|
- Dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, gợi mở.
- Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.
- Sử dụng máy chiếu projector.
|
Tổ chức và thực hiện
|
- Chia nhóm thảo luận và học tập
- Tham gia và góp ý kiến các buối thảo luận của sinh viên.
- Kiểm tra.
|
Tên chương 4: Phương pháp phân tích khối lượng GV: Nguyễn Thị Thanh Thuý
Tên bài học 1: Phương pháp phân tích khối lượng
|
|
Hoạt động
|
3 tiết : thuyết trình, gợi mở, đặt vấn đề.
|
Nội dung
|
- Nguyên tắc của phương pháp phân tích khối lượng.
- Phân loại các phương pháp phân tích khối lượng: phương pháp đẩy, phương pháp đuổi, phương pháp kết tủa.
- Lý thuyết về phương pháp phân tích khối lượng theo lối kết tủa: các yêu cầu đối với dạng kết tủa và dạng cân, những vấn đề cần lưu ý khi tiến hành các bước phân tích khối lượng.
- Cách tính kết quả trong phân tích khối lượng.
- Phạm vi ứng dụng của phương pháp phân tích khối lượng.
|
Trước khi học
|
- Đọc tài liệu về nội dung bài giảng: sách Cơ sở lý thuyết hóa học phân tích của tác giả Nguyễn Tinh Dung, sách Hóa học phân tích của tác giả Trần Tứ Hiếu, giáo trình Hóa phân tích của bộ môn Hóa học trường Đại học Nông Lâm, hoặc sách của các tác giả khác.
|
Sau khi học
|
- Sinh viên đọc thêm tài liệu, xem lại lý thuyết đã học, chia nhóm thảo luận.
|
Phương pháp và phương tiện
|
- Dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, gợi mở.
- Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.
- Sử dụng máy chiếu projector.
|
Tổ chức và thực hiện
|
- Chia nhóm thảo luận và học tập
- Tham gia và góp ý kiến các buối thảo luận của sinh viên.
- Kiểm tra.
|
Tên chương 5: Đại cương về phương pháp phân tích công cụ GV: Ng. T.T Thuý
Tên bài học 1: Đại cương về phương pháp phân tích công cụ
|
|
Hoạt động
|
3 tiết : thuyết trình, gợi mở, đặt vấn đề.
|
Nội dung
|
- Phương pháp chuẩn độ điện thế: nguyên tắc của phương pháp, các lọai điện cực: điện cực so sánh (điện cực Ag/AgCl, điện cực calomen bão hòa Hg/Hg2Cl2/KCl bão hòa), điện cực chỉ thị, chuẩn độ đo thế trong: chuẩn độ axit- bazơ, chuẩn độ kết tủa.
- Phương pháp trắc quang: nguyên tắc chung của phương pháp; Cơ sở lý thuyết của phương pháp trắc quang: định luật hấp thụ ánh sáng của Lamber-Beer, Các yếu tố ảnh hưởng tới màu của dung dịch và làm sai lệch định luật Lamber – Beer;Các phương pháp so màu: phương pháp so màu bằng mắt và phương pháp so màu bằng máy trắc quang.
|
Trước khi học
|
- Đọc tài liệu về nội dung bài giảng: sách Cơ sở lý thuyết hóa học phân tích của tác giả Nguyễn Tinh Dung, sách Phân tích hóa lý của tác giả Hồ Viết Quý, giáo trình Hóa phân tích của bộ môn Hóa học trường Đại học Nông Lâm, hoặc sách của các tác giả khác.
|
Sau khi học
|
- Sinh viên đọc thêm tài liệu, xem lại lý thuyết đã học, chia nhóm thảo luận.
|
Phương pháp và phương tiện
|
- Dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, gợi mở.
- Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.
- Sử dụng máy chiếu projector.
|
Tổ chức và thực hiện
|
- Chia nhóm thảo luận và học tập
- Tham gia và góp ý kiến các buối thảo luận của sinh viên.
- Kiểm tra.
|
- Kiểm tra giữa học kỳ : 20% số điểm.
- Kiểm tra cuối học kỳ: 80% số điểm.
- Kinh nghiệm: Phải qua tập sự và giảng thử đạt yêu cầu chuyên môn.
- Chuyên môn: Chuyên ngành Hóa phân tích
Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng, 2002. Một số vấn đề chọn lọc của hóa học. Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội, 452 trang.
Bùi Long Biên, 1995. Phân tích hóa học định lượng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 233 trang.
Nguyễn Thạc Cát, Từ Vọng Nghi, Đào Hữu Vinh, 1996. Cơ sở lý thuyết Hóa học phân tích. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà nội, 362trang.
Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mạc, Từ Vọng Nghi, 2002. Hóa học phân tích. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 378 trang.
Trần Tứ Hiếu, 2004. Hóa học phân tích. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà nội, 400 trang.
Cù Thành Long, Nguyễn Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Minh, 1999. Hướng dẫn thực hành Phân tích định tính bằng các phương pháp hóa học. Tủ sách trường Đại học Khoa học tự nhiên, Tp Hồ Chí Minh, 67 trang.
Hồ Viết Quý, 2000. Phân tích Hóa lý. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội, 567 trang.
Nguyễn Thị Thu Vân, 2004. Phân tích định lượng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, 541 trang.
Kreskov. A. P., 1990. Cơ sở Học hóc phân tích tập 2 ( Từ Vọng Nghi, Trần Tứ Hiếu dịch). Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà nội và Nhà xuất bản Mir Maxcơva, 400 trang.
Schwarzenbach. G., Flaschka. H., 1979. Chuẩn độ phức chất ( Đào Hữu Vinh, Lâm Ngọc Thụ dịch). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 287 trang.
Daniel C. Harris, 2000. Quantitative Chemical Analysis 1& 2. W. H. Fifth edition, Freeman and Company, New York, USA, 853 pages.
- Ngày biên soạn: ngày 01 tháng 12 năm 2007
- Nhóm biên sọan
Người biên soạn
Nguyễn Thị Thanh Thúy
- Bộ môn
- Hội đồng khoa học
Số lần xem trang: 2910
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018