Tác giả
: Võ Thái Dân
Tên tài liệu
: Khí tượng nông nghiệp
Số trang
: 19
Ngày in
: 17-Aug-09
Dung lượng
: 225280
Tài liệu được lưu lần cuối
: 17-Aug-09
Hiệu chỉnh bởi
: PT

§           Tên môn học: Khí tượng nông nghiệp (Agro-meteorology)
§           Mã môn học: 204606
§           Bộ môn/Khoa quản lý: Bộ môn Thủy nông, Khoa Nông học
§           Nhóm môn học (đại cương, chuyên ngành): đại cương
§           Tính chất môn học (tự chọn, bắt buộc): bắt buộc
§           Bố trí giảng dạy: vào năm thứ 1, học kỳ: 2
§           Số tiết giảng dạy: Tổng số: 30 tiết, trong đó:
-       Lý thuyết: 20 tiết
-       Bài tập, seminar: 30 tiết (tương đương 10 tiết chuẩn)
§           Tổng số chương/môn học: 4 phần
§           Số bài/tuần:
§           Mô tả tóm tắt nội dung môn học
Môn học Khí tượng nông nghiệp cung cấp, mô tả và giải thích các khái niệm và thông số mô tả khí hậu thời tiết và kỹ năng áp dụng kiến thức về khí hậu thời tiết vào sản xuất nông nghiệp thông qua 4 phần:
-       Phần 1 – Phần mở đầu: cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quát về khí hậu thời tiết: khái niệm, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu, lịch sữ phát triển của khí tượng nông nghiệp. Tác động của khí hậu thời tiết đối với hệ sinh thái nông nghiệp.
-       Phần 2 – Khí tượng đại cương: cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và phương pháp ghi nhận các thông số mô tả khí hậu thời tiết: bức xạ mặt trời, chế độ nhiệt, chế độ ẩm, hệ thống khí áp và gió. Phân tích sự biến đổi của các thông số này do sự khác nhau của bề mặt địa cầu (vị trí địa lý, tính chất bề mặt, địa hình, địa mạo), do các hoạt động sống của con người và dưới tác động của một số các hiện tượng bất thường (núi lửa, động đất, sóng thần). Tác động của các thông số khí hậu thời tiết đối với sản xuất nông nghiệp và biện pháp sử dụng hiệu quả các thông số trên trong san xuất nông nghiệp.
-       Phần 3 - Biến đổi khí hậu toàn cầu và ảnh hưởng của chúng đối với sản xuất nông nghiệp: trước khi phân tích các tác động của biến đổi khí hậu đối với cây trồng nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung, sinh viên được cung cấp các kiến thức để nhận biết biến đổi khí hậu, nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu; tìm hiểu nguyên nhân, bản chất và ảnh hưởng của các hiện tượng: hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, mực nước biển dâng cao, thủng tầng ozone, El niño và La niña đối với sản xuất nông nghiệp.
-       Phần 4 – Công tác dự tính dự báo khí tượng nông nghiệp - Vấn đề sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên khí hậu: cung cấp cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng cơ bản trong công tác dự tính dự báo khí tượng nông nghiệp (dự báo thời vụ, thời gian sinh trưởng, tình hình sinh trưởng của cây trồng, dự báo sâu bệnh hại). Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên khí hậu cũng được cung cấp cho sinh viên.
Môn học Khí tượng nông nghiệp được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên các hiểu biết cơ bản về khí hậu và thời tiết và tác động của các thông số khí hậu thời tiết đối với sản xuất nông nghiệp; đồng thời trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng hợp lý, hiệu quả và bề vững tài nguyên khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.
Sau khi học xong môn học, sinh viên có được năng lực ghi nhận, phân tích và đánh giá tác động của khí hậu thời tiết đến sản xuất nông nghiệp; từ đó, trên cơ sở điều kiện khí hậu thời tiết cụ thể của vùng, sinh viên có khả năng bố trí hợp lý thời vụ canh tác, xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý, xây dựng hệ thống kỹ thuật canh tác thích hợp để áp dụng cho từng vùng.
- Kiến thức: các khái niệm cơ bản về khí hậu thời tiết và biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Hiểu biết: tác động của khí hậu thời tiết và biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp; công tác dự tính dự báo; vấn đề sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên khí hậu.
- Ứng dụng: dự tính dự báo khí tượng nông nghiệp; bố trí thời vụ canh tác, đề xuất các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết cụ thể.
- Tổng hợp: đánh giá tác động của điều kiện khí hậu thời tiết đối với sản xuất nông nghiệp.
3        Môn học tiên quyết
N/A

 

4        Tiến trìn giảng dạy
Chương mục
Số tiết (LT + TH*)
Số bài
Các mục tiêu cụ thể
Phương pháp giảng dạy
Tương quan của chương đối với môn học
1
2
3
4
5
6
1
4 (3 + 3*)
2
Hiểu biết các khái niệm cơ bản về khí tượng và khí tượng nông nghiệp
- Giảng giải
- Nêu vấn đề - thảo luận
Cơ sở của môn học, cung cấp các khái niệm cơ bản
2
13 (9 + 12*)
3
Hiểu biết về các thông số mô tả khí hậu thời tiết, sự biến đổi của chúng và đánh giá tác động của chúng đối với cây trồng và sản xuất nông nghiệp. Vấn đề sử dụng hiệu quả tài nguyên khí hậu thời tiết trong sản xuất nông nghiệp
- Giảng giải
- Nêu vấn đề - thảo luận
- Bài tập, seminar
Cung cấp các hiểu biết về khí hậu thời tiết và tác động của chung đối với sản xuất nông nghiệp
3
10 (6 + 12*)
2
Hiểu biết về biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của chúng đối với sản xuất nông nghiệp
- Giảng giải
- Nêu vấn đề - thảo luận
- Bài tập, seminar
Nội dung chính của môn học
4
3 (2 + 3*)
2
Hiểu biết và thực hiện dự tính dự báo khí tượng nông nghiệp; hiểu biết vấn đề sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên khí hậu
- Giảng giải
- Nêu vấn đề - thảo luận
- Bài tập, seminar
Nội dung chính của môn học
* 3 tiết bài tập hay seminar tương đương với 1 tiết chuẩn.

 


4.2       Cấu trúc chi tiết nội dung môn học

Phần 1: Phần mở đầu

Bài học 1: Phần mở đầu
Hoạt động
3 tiết                                                Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Cung cấp các khái niệm cơ bản về khí tượng và khí tượng nông nghiệp; nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của môn học khí tượng nông nghiệp; đặc trưng của khí tượng nông nghiệp và công tác dự tính dự báo; khí tượng nông nghiệp và hệ sinh thái nông nghiệp
Trước khi học
- Đọc bài giảng (Phần 1)
- Mavi, H. S. và Tupper, G. J., 1994. Chapter 1: Agrometeorology: Perspectives and Applications. Trong: Agrometeorology: Principles and Applications of climate studies in Agriculture. 1 – 12.
- Critchfield, H. J., 1983. Chapter 1: Climate and the atmosphere. Trong General climatology. Prentice Hall INC. 3 – 13.
Sau khi học
Làm bài tập: phân tích và thảo luận mối quan hệ giữa khí hậu và nguồn nước; khí hậu và sinh quyển; khí hậu, nông nghiệp và thực phẩm; khí hậu, năng lượng và kỹ thuật công nghiệp; khí hậu và kiến trúc
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Giảng giải
                       - Nêu vấn đề - thảo luận
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Lên lớp lý thuyết giải thích các khái niệm cơ bản khí tượng nông nghiệp
- Gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên nhận biết các nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của môn học khí tượng nông nghiệp; xác định và phân tích các đặc trưng của khí tượng nông nghiệp và công tác dự tính dự báo; nhận xét tác động của khí tượng nông nghiệp và hệ sinh thái nông nghiệp

 

Bài học 2: Bài tập ghi nhận những tác động của khí hậu thời tiết đến sản xuất nông nghiệp
Hoạt động
3 tiết bài tập (tương đương 1 tiết chuẩn)      
Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Sưu tầm trên các phương tiện truyền thông một số các tác động của khí hậu thời tiết đến sản xuất nông nghiệp.
Trước khi học
- Đọc bài giảng (Phần 1)
- Critchfield, H. J., 1983. Chapter 12: Climate and the biosphere. Trong General climatology. Prentice Hall INC. 268 - 292.
- Critchfield, H. J., 1983. Chapter 13: Climate, Agriculture and Food. Trong General climatology. Prentice Hall INC. 293 – 326.
Sau khi học
Nộp báo cáo kết quả
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Làm việc nhóm: sưu tầm thông tin từ các phương tiện truyền thông
                        - Nêu vấn đề - thảo luận tại lớp
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Gợi ý, hướng dẫn cho lớp sưu tầm một số các tác động của khí hậu thời tiết đến sản xuất nông nghiệp trên các phương tiện truyền thông.
- Lên lớp: sinh viên trình bày các kết quả sưu tầm - Thảo luận và đánh giá các kết quả đạt được

Phần 2: Khí tượng đại cương

Bài học 3: Các thông số mô tả khí hậu thời tiết
Hoạt động
6 tiết                                                 Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Kiến thức về các thông số mô tả khí hậu thời tiết, sự biến đổi của chúng và đánh giá tác động của chúng đối với cây trồng và sản xuất nông nghiệp. Vấn đề sử dụng hiệu quả tài nguyên khí hậu thời tiết trong sản xuất nông nghiệp
Trước khi học
- Đọc bài giảng (Phần 2)
- Mavi, H. S. và Tupper, G. J., 1994. Chapter 2: Solar Radiation and Its role in the Plant Growth. Trong: Agrometeorology: Principles and Applications of climate studies in Agriculture. 13 – 41.
- Mavi, H. S. và Tupper, G. J., 1994. Chapter 3: Environmental temperature and Crop production. Trong: Agrometeorology: Principles and Applications of climate studies in Agriculture. 43 - 68.
- Mavi, H. S. và Tupper, G. J., 1994. Chapter 4: Climatological methods for managing farm water resources. Trong: Agrometeorology: Principles and Applications of climate studies in Agriculture. 69 - 93.
- Mavi, H. S. và Tupper, G. J., 1994. Chapter 5: Drought monitoring and Planning for mitigation. Trong: Agrometeorology: Principles and Applications of climate studies in Agriculture. 95 - 121.
- Mavi, H. S. và Tupper, G. J., 1994. Chapter 6: Climate, Crop pests and parasites of animals. Trong: Agrometeorology: Principles and Applications of climate studies in Agriculture. 123 - 144.
- Critchfield, H. J., 1983. Chapter 2: Energy and temperature. Trong General climatology. Prentice Hall INC. 14 - 41.
- Critchfield, H. J., 1983. Chapter 3: Atmospheric moisture. Trong General climatology. Prentice Hall INC. 42 - 74.
- Critchfield, H. J., 1983. Chapter 4: motion in the climate system. Trong General climatology. Prentice Hall INC. 75 - 106.
- Critchfield, H. J., 1983. Chapter 5: Weather disturbances. Trong General climatology. Prentice Hall INC. 107 - 142.
- Critchfield, H. J., 1983. Chapter 6: Climate classification. Trong General climatology. Prentice Hall INC. 145 - 161.
Sau khi học
Làm bài tập: thảo luận và phân tích SWOT của chế độ bức xạ mặt trời, chế độ nhiệt, chế độ ẩm và chế độ gió của Việt Nam đối với sản xuất nông nghiệp
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Giảng giải
                        - Nêu vấn đề - thảo luận
                        - Kiến tập
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Lên lớp lý thuyết giải thích các thông số mô tả khí hậu thời tiết.
- Gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên thảo luận, nhận diện và mô tả các thông số khí hậu thời tiết; nhận xét và giải thích sự biến đổi của chúng và mô tả, đánh giá tác động của chúng đối với cây trồng và sản xuất nông nghiệp. Thảo luận và đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên khí hậu thời tiết trong sản xuất nông nghiệp.
- Làm bài tập: tính toán nhu cầu nhiệt độ đối với sinh trưởng cây trồng.
- Kiến tập trạm quan trắc khí tượng.

 

Bài học 4: Khí hậu Việt Nam và các vùng sinh thái nông nghiệp chính ở nước ta
Hoạt động
3 tiết                                                 Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Mô tả đặc điểm khí hậu của Việt Nam và các vùng sinh thái nông nghiệp tương ứng.
Trước khi học
- Đọc bài giảng (Phần 2)
- Nguyễn Khanh Vân (chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc và Nguyễn Tiến Hiệp. 2000. Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 126 trang.
Sau khi học
Làm bài tập:
- Chọn 1 vùng sinh thái, rồi dựa vào nhu cầu khí hậu thời tiết của cây trồng, xây dựng cơ cấu cây trồng thích hợp
- Chọn 1 loại cây trồng, rồi dựa vào nhu cầu khí hậu thời tiết của cây trồng, chọn vùng sinh thái thích nghi với cây trồng
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Giảng giải
                        - Nêu vấn đề - thảo luận
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Lên lớp lý thuyết mô tả các đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam
- Gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên thảo luận, nhận diện và mô tả các thông số khí hậu thời tiết ở nước ta và các vùng sinh thái nông nghiệp tương ứng.

 

Bài học 5: Bài tập đánh giá tác động của khí hậu thời tiết đối với sản xuất nông nghiệp
Hoạt động
12 tiết bài tập (tương đương 4 tiết chuẩn)
Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Sinh viên chọn và trình bày một nghiên cứu đã công bố trên các tạp chí khoa học nước ngoài về nội dung đánh giá tác động của khí hậu thời tiết đối với cây trồng và sản xuất nông nghiệp.
Trước khi học
- Đọc bài giảng (Phần 2)
- Lựa chọn và đọc thông tin trên www.springerlink.com
Sau khi học
Nộp báo cáo kết quả - thực hiện seminar
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Làm việc nhóm
                        - Seminar
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên chọn bài báo thích hợp
- Lên lớp: sinh viên trình bày các kết quả sưu tầm - Thảo luận và đánh giá các kết quả đạt được

Phần 3: Biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của chúng đối với sản xuất nông nghiệp

Bài học 6: Biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của chúng đối với sản xuất nông nghiệp
Hoạt động
6 tiết                                                Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Các hiểu biết về biến đổi khí hậu toàn cầu (biểu hiển, nguyên nhân) và tác động của chúng đối với sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân, cơ chế, bản chất và tác động của các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, hiện tượng trái đất nóng dần lên, hiện tượng mực nước biển dân cao, hiên tượng thủng tầng ozone, hiện tượng El niño và La niña đến sản xuất nông nghiệp
Trước khi học
- Đọc bài giảng (Phần 3)
- Mavi, H. S. và Tupper, G. J., 1994. Chapter 11: Climate change and Its impact on Agriculture. Trong: Agrometeorology: Principles and Applications of climate studies in Agriculture. 263 – 289.
- Critchfield, H. J., 1983. Chapter 10: Climate change. Trong General climatology. Prentice Hall INC. 227 - 246.
- Rosenzweig, C. và Hillel, D., 1998. Climate change and the Global harvest – Potential impacts of the Greenhouse effect on Agriculture. Oxford University Press. 7 – 260.
Sau khi học
Làm bài tập:
- Mô tả một số hiện tượng thay đổi khí hậu.
- Thảo luận ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp Việt Nam
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Giảng giải
                        - Nêu vấn đề - thảo luận
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Lên lớp lý thuyết giải thích các khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên thảo luận và nhận biết về biến đổi khí hậu toàn cầu (biểu hiển, nguyên nhân) và tác động của chúng đối với sản xuất nông nghiệp. Xác định nguyên nhân, cơ chế, bản chất và tác động của các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, hiện tượng trái đất nóng dần lên, hiện tượng mực nước biển dân cao, hiên tượng thủng tầng ozone, hiện tượng El niño và La niña đến sản xuất nông nghiệp

 

Bài học 7: Bài tập đánh giá tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến sản xuất nông nghiệp
Hoạt động
12 tiết bài tập (tương đương 4 tiết chuẩn)
Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Sinh viên chọn và trình bày một nghiên cứu đã công bố trên các tạp chí khoa học nước ngoài về biến đổi khí hậu toàn cầu hay tác động của biến đổi khí hậu đối với cây trồng và sản xuất nông nghiệp.
Trước khi học
- Đọc bài giảng (Phần 3)
- Tìm và đọc thông tin liên quan trên www.springerlink.com
Sau khi học
Nộp báo cáo kết quả - thực hiện seminar
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Làm việc nhóm
                        - Seminar
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên chọn bài báo thích hợp.
- Lên lớp: sinh viên trình bày các kết quả sưu tầm - Thảo luận và đánh giá các kết quả đạt được

Phần 4: Công tác dự tính dự báo - Vấn đề sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên khí hậu

Bài học 8: Công tác dự tính dự báo - Vấn đề sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên khí hậu
Hoạt động
2 tiết                                                Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Cung cấp những hiểu biết và thực hiện dự tính dự báo khí tượng nông nghiệp; hiểu biết vấn đề sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên khí hậu
Trước khi học
- Đọc bài giảng (Phần 4)
- Mavi, H. S. và Tupper, G. J., 1994. Chapter 7: Remote sensing applications in Agrometeorology. Trong: Agrometeorology: Principles and Applications of climate studies in Agriculture. 145 - 177.
- Mavi, H. S. và Tupper, G. J., 1994. Chapter 9: Agroclimatology services. Trong: Agrometeorology: Principles and Applications of climate studies in Agriculture. 209 - 235.
- Mavi, H. S. và Tupper, G. J., 1994. Chapter 10: Using climate information to improve agriculture systems. Trong: Agrometeorology: Principles and Applications of climate studies in Agriculture. 237 - 261.
Sau khi học
Làm bài tập: tính thời gian sinh trưởng của một số cây trồng dựa trên các thông tin cho trước
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Giảng giải
                        - Nêu vấn đề - thảo luận
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Lên lớp lý thuyết giải thích nguyên tắc và quy trình thực hiện dự tính dự báo nông nghiệp - vấn đề sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên khí hậu
- Gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên thảo luận và thực hiện dự tính dự báo trong một điều kiện cụ thể. Thảo luận, nhận thức về vấn đề sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên khí hậu

 

Bài học 9: Bài tập về công tác dự tính dự báo - Vấn đề sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên khí hậu
Hoạt động
3 tiết bài tập (tương đương 1 tiết chuẩn)
Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
- Làm bài tập dự tính dự báo cho một cây trồng cụ thể trong một điều kiện cụ thể.
- Sưu tầm trên các phương tiện truyền thông một số các vấn đề liên quan đến việc sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên khí hậu
Trước khi học
Đọc bài giảng (Phần 4)
Sau khi học
Nộp báo cáo kết quả - thực hiện seminar
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Làm việc nhóm
                        - Seminar
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên chọn đối tượng cây trồng và điều kiện khí hậu thời tiết cụ thể đê tính toán.
- Gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên thu thập thông tin trên các phương tiện truyền thông.
- Lên lớp: sinh viên trình bày các kết quả - Thảo luận và đánh giá các kết quả đạt được

5        Đánh giá hoàn tất môn học
-       Điểm quá trình:
Kiểm tra trên lớp                             :                                   10%
Bài tập và seminar                           :                                   30%
-       Kiểm tra cuối môn                          :                                   60%
Hình thức kiểm tra cuối môn: thi trắc nghiệm
6        Tiêu chuẩn giảng viên
-       Kinh nghiệm: đã qua tập sự và giảng thử đạt yêu cầu chuyên môn.
-       Chuyên môn: trình độ đại học.
7        Tài liệu tham khảo
LÊ HUY BÁ (chủ biên), 2001. Môi trường khí hậu thay đổi - Mối hiểm họa toàn cầu. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM. 260 trang.
BỘ XÂY DỰNG - Dự án ‘Hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật phòng chống và giảm nhẹ tác động của bão lũ đối với các công trình xây dựng’, 1999. Bão lốc và công tác phòng chống. Nhà xuất bản Xây dựng. 46 trang.
BỘ XÂY DỰNG - Dự án ‘Hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật phòng chống và giảm nhẹ tác động của bão lũ đối với các công trình xây dựng’, 1999. Những kiến thức cơ bản về gió bão và tác động của nó lên các công trình. Nhà xuất bản Xây dựng. 72 trang.
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Tp. HCM, 1993. Giáo trình Thủy văn công trình. 429 trang.
TRẦN ĐỨC HẠNH, VĂN TẤT TUYÊN, ĐOÀN VĂN ĐIỂM & TRẦN QUANG TỘ, 1997. Giáo trình Khí tượng nông nghiệp. Bộ Giáo dục và đào tạo, trường Đại học Nông nghiệp I. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 176 trang.
ĐÀO XUÂN HỌC (chủ biên), 2002. Hạn hán và những giải pháp giảm thiệt hại. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 188 trang.
NGUYỄN VĂN KHANH (chủ biên), NGUYỄN THỊ HIỀN, PHAN KẾ LỘC & NGUYỄN TIẾN HIỆP, 2000. Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 126 trang.
NGUYỄN SỸ KIÊM, 2003. Khí tượng - Thủy văn hàng hải. Nhà xuất bản Xây dựng. 234 trang.
LÊ VĂN MAI, 2001. Vi Khí hậu. Nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội. 72 trang.
NGUYỄN ĐỨC NGỮ (chủ biên), 2002. Tìm hiểu về hạn hán và hoang mạc hóa. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 77 trang.
NGUYỄN ĐỨC NGỮ (chủ biên), 1998. Bão và phòng chống bão. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 107 trang.
NGUYỄN VĂN PHÒNG, 2003. Hỏi đáp về khí tượng. Nhà xuất bản Nghệ An. 163 trang.
PHAN VĂN TÂN, 2003. Các phương pháp thống kê trong khí hậu. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 208 trang.
PHAN VĂN TÂN & NGUYỄN MINH TRƯỜNG, 2003. Về quan hệ giữa ENSO và tính dao động có chu kỳ của lượng mưa khu vực miền trung Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa học tự nhiên và công nghệ. Tập XIX, No.2: 56-61.
PHẠM ĐÌNH THẮNG (dịch), 1999. Không khí. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 31 trang.
MAI TRỌNG THÔNG (chủ biên) & HOÀNG XUÂN CƠ, 2002. Giáo trình Tài nguyên khí hậu. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 144 trang.
TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN, 2000. Quy phạm quan trắc khí tượng nông nghiệp. 140 trang.
TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN, 1990. Quy phạm quan trắc bề mặt. 222 trang.
NGUYỄN VĂN TÌNH, 2000. Bài giảng Khí tượng nông nghiệp. Đại học Cần Thơ. 53 trang. Lưu hành nội bộ.
LÊ ANH TUẤN, 2000. Bài giảng Thủy văn công trình. Đại học Cần Thơ. 143 trang. Lưu hành nội bộ.
LÊ ANH TUẤN, 1998. Bài giảng Khí tượng thủy văn. Đại học Cần Thơ. 85 trang. Lưu hành nội bộ.
BERNOW, S., KARTHA, S., LAZARUS, M. and PAGE, T., 2001. Cleaner generation, free-riders, and environmental integrity: clean development mechanism and the power sector. Climate Policy, vol. 1: 229-249.
CHRISTIANSEN, A.C., 2001. Climate policy and dynamic efficiency gains: A case study on Norwegian CO2-taxes and technological innovation in the petroleum sector. Climate Policy, vol. 1: 499-515.
CRITCHFIELD, J. H., 1983. General climatology. Prentice-hall INC., 453 pages.
DESSAI, S. and MICHAELOWA, A., 2001. Burden sharing and cohesion countries in European climate policy: the Portuguese example. Climate Policy, vol. 1: 327-341.
DORE, MOHAMMED H.I. and GUEVARA, R. (Eds.), 2000. Sustainable forest management and global climate change: selected case studies from the Americas. Edward Elgar Publishing Limited, Cheltenham, 281 pages.
EYRE, N., 2001. Carbon reduction in the real world: how the UK will surpass its Kyoto obligations. Climate Policy, vol. 1: 309-326.
FAO, 1998. Threat of El Niño-induced drought receding in Southern Africa, but lower harvest predicted.FAO, 1997. The impact of El Niño and other weather anomalies on crop production in Asia.
GRIMSTON, M.C., KARAKOUSSIS, V., FOUQUET, R., VAN DER VORST, R., PEARSON P. and LEACH M., 2001. The European and global potential of carbon dioxide sequestration in tackling climate change. Climate Policy, Vol. 1: 155-171.
GROENENBERG, H. and BLOK, K., 2002. Benchmark-based emission allocation in a cap-and-trade system. Climate Policy, vol. 2: 105–109.
GRUBB, M. and DEPLEDGE, J., 2001. The Seven Myths of Kyoto. Climate Policy, vol. 1: 269–272.
HAITES, E. and MISSFELDT, F., 2001. Liability rules for international trading of greenhouse gas emissions quotas. Climate Policy, vol. 1: 85-108.
HAITES, E., 2001. ‘Bubbling’ and the Kyoto mechanisms. Climate Policy, vol. 1: 109–116.
HANSEN, J.W. and JONES, J.W., 2000. Scaling-up crop models for climate variability applications. Agricultural Systems 65, p. 43 – 72.
HAY, W.W, DE CONTO, R.M. vaø WOLD, Ch.N., 1997. Climate: Is the past the key to the future? Geol Rundsch 86: 471 – 491.
JOSHI, SURESH C. and PALNI, LOK MAN S., 1998. Clonal variation in temperature response of photosynthesis in tea. Plant Science 137, p. 225 – 232.
KILMER, VICTOR J. and HANSON, A. A. (editors), 1982. Handbook of Soils and Climate in Agriculture. CRC Press, Inc.
MASTEPANOV, A., PLUZHNIKOV, O., BERDIN, V. and GAVRILOV, V., 2001. Post-Kyoto energy strategy of the Russian Federation, outlooks and prerequisites of the Kyoto mechanisms implementation in the country. Climate Policy, vol. 1: 125–133.
MASTRANDREA, M.D. and SCHNEIDER, STEPHEN H., 2001. Integrated assessment of abrupt climatic changes. Climate Policy, vol. 1: 433-449.
MATHY, S., HOURCADE, J.C. and DE GOUVELLO, Ch., 2001. Clean development mechanism: leverage for development? Climate Policy, vol. 1: 251-268.
MATTHEWS, R.B., KROPFF, M.J., BACHELET, D. and VAN LAAR, H.H., 1995. Modeling the impact of Climate change on rice production in Asia. IRRI. Cab international, 289 pages.
MAVI, H. S. Agrometeorology: Principles and applications of climate studies in agriculture. 289 pages.
MÜLLER, B., 2001. The case for Japanese–Russian joint implementation in implementing the Kyoto Protocol. Climate Policy, vol. 1 403–410.
NOBLE, I. and SCHOLES, R.J., 2001. Sinks and the Kyoto Protocol. Climate Policy, Vol. 1: 5-25.
OLDEMAN, L.R. and FREØRE, M., 1986. Nghieân cöùu khí haäu nhieät ñôùi Ñoâng Nam AÙ. Toå chöùc khí töôïng theá giôùi. Nhaø xuaát baûn Noâng nghieäp, 149 trang.
OLIVER, J. E. (Ed.). Encyclopedia of World Climatology. Springer Verlag, 854 pages.
PARKINSON, S., BEGG, K., BAILEY, P. and JACKSON, T., 2001. Accounting for flexibility against uncertain baselines: lessons from case studies in the eastern European energy sector. Climate Policy, vol. 1: 55-73.
PHILANDER, GEORGE S., 1990. El Nino, La Nina, and the Southern Oscillation. Academic Press, Inc.
PHILIBERT, C. and PERSHING, J., 2001. Considering the options: climate targets for all countries. Climate Policy, vol. 1: 211-227.
READ, P., 2002. Precautionary climate policy and the somewhat flawed protocol: linking sinks to biofuel and the CDM to the convention. Climate Policy, vol. 2: 89–95.
REINER, DAVID M. and JACOBY, HENRY D., 2001. Learning the lessons of Kyoto. Climate Policy, vol. 1: 273–275.
RICHARDS, K. and ANDERSSON, K., 2001. The leaky sink: persistent obstacles to a forest carbon sequestration program based on individual projects. Climate Policy, vol. 1: 41-54.
ROSENZWEIG, C. and HILLEL, D., 1998. Climate change and the Global Harvest: Potential impacts of the greenhouse effect on Agriculture. Oxford University Press, 324 pages.
SCHLAMADINGER, B., GRUBB, M., AZAR, C., BAUEN, A. and BERNDES, G., 2001. Carbon sinks and the CDM: could a bioenergy linkage offer a constructive compromise? Climate Policy, vol. 1: 411–417.
SCHLEICH, J., EICHHAMMER, W., BOEDE, U., GAGELMANN, F., JOCHEM, E., SCHLOMANN, B. and ZIESING, H.J., 2001. Greenhouse gas reductions in Germany lucky strike or hard work? Climate Policy, vol. 1: 363-380.
SIJM, J., JANSEN, J. and TORVANGER, A., 2001. Differentiation of mitigation commitments: the multi-sector convergence approach. Climate Policy, vol. 1: 481-497.
SOKONA, Y. and DENTON, F., 2001. Climate change impacts: can Africa cope with the challenges? Climate Policy, vol. 1: 117–123.
SUGIYAMA, T. and MICHAELOWA, A., 2001. Reconciling the design of CDM with inborn paradox of additionality concept. Climate Policy, vol. 1: 75-83.
TIJSKENS, L.M.M. and VERDENIUS, F., 2000. Summing up dynamics: modelling biological processes in variable temperature scenarios. Agricultural Systems 66, p. 1 – 15.
VAN VUUREN, D.P. and DE VRIES, H.J.M., 2001. Mitigation scenarios in a world oriented at sustainable development: the role of technology, efficiency and timing. Climate Policy, vol. 1: 189-210.
VAN DEN HOVE, S., LE MENESTREL, M. and DE BETTIGNIES, H.C., 2002. The oil industry and climate change: strategies and ethical dilemmas. Climate Policy, vol. 2: 3–18.
YAMAGATA, Y. and ALEXANDROV, GEORGII A., 2001. Would forestation alleviate the burden of emission reduction? An assessment of the future carbon sink from ARD activities. Climate Policy, vol. 1: 27-40.
8        Ngày biên soạn và nhóm/người biên soạn
-       Ngày biên soạn: 15.12.2007
-       Nhóm/người biên soạn
Người biên soạn
 
 
 
 
 
-       Bộ môn:
 
 
 
-       Hội đồng Khoa học Khoa:


 

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Thông tin về giảng viên
- Họ và tên: Võ Thái Dân
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sỹ
- Địa điểm làm việc: Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Tp. HCM
- Thời gian công tác: từ 1994
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Tp. HCM – Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. HCM
- Điện thoại: cơ quan: 08-7220726                                   nhà riêng: na
                                    Mobile: 0919074386
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trên nhóm cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê, tiêu) và các loại cây bản địa.
+ Đa dạng di truyền thực vật.
+ Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết và thay đổi khí hậu toàn cầu đến sản xuất nông nghiệp VN.

- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email):

Số lần xem trang: 2789
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018

Trang liên kết

  

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : năm bảy tám một bảy

Xem trả lời của bạn !

logolink