1. DỮ LIỆU MÔN HỌC
1.1 Tên môn học: CÂY LƯƠNG THỰC (FOOD CROPS)
1.2 Tên học phần : CÂY KHOAI LANG (SWEET POTATO)
1.2 Mã môn học: 04408
1.3 Bộ môn quản lý: Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Qủa, Khoa Nông học
1.4 Nhóm môn học: Chuyên ngành
1.5 Tính chất môn học: Bắt buộc
1.6 Bố trí giảng dạy: Năm thứ Ba, học kỳ 6
1.7 Số tiết giảng dạy: Tổng số 15 (Lý thuyết 10, Thực hành 5)
1.8 Tổng số bài: 5
1.9 Số bài trong tuần:  1-2
1.10 Tóm tắt nội dung:
Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác cây khoai lang để đạt năng suất và lợi nhuận cao, phù hợp điều kiện sinh thái của các tỉnh phía Nam. Nội dung gồm năm bài lý thuyết: 1. Vị trí kinh tế của cây khoai lang (phân loại, nguồn gốc, vùng phân bố; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế; tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai lang trên thế giới và Việt Nam); 2. Đặc điểm sinh học của cây khoai lang (đặc điểm hình thái; các giai đoạn sinh trưởng, phát triển; đặc điểm sinh lý ruộng khoai lang đạt năng suất cao); 3. Khí hậu và đất trồng khoai lang; 4. Giống khoai lang và công nghệ chọn tạo nhân giống; 5. Những biện pháp chủ yếu thâm canh tăng năng suất khoai lang; ba bài thực hành: 1) Cách thu thập thông tin và viết bản tin khoa học về cây khoai lang. 2) Nhận diện một số giống khoai lang phổ biến trong sản xuất. 3) Quan sát trên đồng ruộng một số sâu bệnh chính hại khoai lang. .
 
2. MỤC TIÊU MÔN HỌC
2.1 Mục tiêu tổng quát
 
2.2 Năng lực đạt được
Sinh viên sau khi hoàn thành môn học có hiểu biết và kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác khoai lang, đủ năng lực vận dụng  các bài đã học vào thực tiễn sản xuất tại địa phương để trồng khoai lang đạt năng suất, chất lượng và hiệu qủa.
 
 
2.3 Mục tiêu cụ thể
+ Kiến thức : Nắm được kiến thức cơ bản về cây khoai lang (5 bài lý thuyết và 5 bài thực hành)  
+ Hiểu biết: Hiểu rõ quy trình kỹ thuật canh tác khoai lang cho vùng Đông Nam Bộ và một số tỉnh phía Nam. Biết cách thu thập thông tin về sản xuất, thị trường, nhu cầu tiêu thụ và xu hướng phát triển; Biết so sánh lợi thế cạnh tranh của cây khoai lang với các cây trồng khác trong nước, châu Á và thế giới. Biết vận dụng những kiến thức liên quan đến cây khoai lang để có thể phân tích và  thảo luận
+ Ứng dụng: có năng lực tư duy, phát hiện được những vướng mắc chính trong sản xuất khoai lang; biết cách làm việc nhóm để phân tích, tổng hợp, đánh giá các xu hướng thay đổi của thị trường tiêu thụ khoai lang và lựa chọn, thiết kế quy trình canh tác khoai lang phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để đạt năng suất và lợi nhuận cao.
+ Tổng hợp: Có năng lực kết hợp được lý thuyết và thực tiễn trong bài thi, thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh khoai lang; có kỹ năng đánh giá đúng và thái độ khách quan. Sau khi ra trường có thể thực hiện nội dung này một cách vững vàng, tự tin.
 
3. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT
Sinh học, nông học đại cương, khoa học đất cơ bản, thực vật và phân lọai thực vật, khí tượng nông nghiệp, sinh học phân tử, sinh lý thực vật, sinh hóa thực vật, di truyền thực vật, chọn giống cây trồng, vi sinh trong nông nghiệp, bệnh cây đại cương và chuyên khoa, côn trùng đại cương và chuyên khoa, thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường nông nghiệp, thủy nông, máy nông nghiệp, công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
 
4. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
 
4.1 Cấu trúc tổng quát nội dung học tập
 

Chương mục
Số tiết (LT+ TH)
Số
bài
Các mục tiêu
cụ thể
Phương pháp
giảng dạy
Tương quan của chương đối với môn học
Phân loại, nguồn gốc, và  giá trị kinh tế của cây khoai lang
3
(2+1)
1
Hiểu được giá trị  kinh tế, phân loại, nguồn gốc, tình hình sản xuất tiêu thụ khoai lang trên thế giới và Việt Nam
Diễn giảng (Trình bày thông tin, nêu vấn đề- thảo luận)
Giới thiệu tổng quan về vị trí kinh tế của cây khoai lang và định hướng sản xuất, tiêu thụ
Cây khoai lang hình thái, sinh trưởng và phát triển
2
(2+0)
1
Hiểu được đặc điểm hình thái, sinh trưởngphát triểnsinh lý của ruộng khoai lang năng suất cao
Diễn giảng (Trình bày thông tin, nêu vấn đề- thảo luận)
Đặc điểm hình thái và sinh lý  cây khoai lang làm cơ sở khoa học cho sự canh tác khoai lang hiệu qủa
Khí hậu và đất trồng khoai lang
2
(2+0)
1
Hiểu được nhu cầu khí hậu đất trồng, chất dinh dưỡng, những vùng trồng khoai langnhững vụ trồng khoai lang chủ yếu tại Việt Nam
Diễn giảng (Trình bày thông tin, nêu vấn đề- thảo luận)
Nhu cầu sinh thái cây khoai lang làm cơ sở khoa học cho sự vận dụng hiệu qủa các giải pháp kỹ thuật vào thực tế sản xuất
Giống khoai lang, công nghệ chọn tạo và nhân giống
4
(3+1)
1
Biết đượcnhững giống khoai lang trồng phổ biến trong sản xuất công nghệ sản xuất giống
Diễn giảng +
Thực tập
Giải pháp khoa học chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu qủa canh tác khoai lang
Kỹ thuật canh tác  khoai lang
đạt năng suất và lợi nhuận cao
4
(3+1)
1
Áp dụng giống tốt; xác định thời vụ trồng thích hợp; lựa chọn  giống tốt; đảm bảo mật độ trồng hợp lý; sử dụng phân bón cân đối hiệu qủa;
Sùng khoai lang và biện pháp phòng trừ;
tỹ thuật trồng xen cây họ đậu với khoai lang để tăng thu nhập; tận dụng thân lá khoai lang để chăn nuôi
Diễn giảng +
Thực tập
Giải pháp khoa học kỹ thuật tổng hợp để nâng cao năng suất và lợi nhưận trồng khoai lang
Tổng cộng
15
5
 
 
 

 
4.2 Cấu trúc chi tiết nội dung môn học
 
Chương 1: Nguồn gốc, phân bố, giá trị kinh tế của cây khoai lang
 

Bài 1: Nguồn gốc, phân bố, giá trị  kinh tế của cây khoai lang
 
Hoạt động
3 tiết Giảng và hướng dẫn thực hành Giảng viên: Hoàng Kim
(2 tiết lý thuyết + 1 tiết thực tập)
Nội dung
Lý thuyết:
1.1. Phân loại, nguồn gốc, vùng phân bố, lịch sử phát triển
1.2. Hiện trạng sản xuất khoai lang trên thế giới và Việt Nam
1.3. Giá trị kinh tế của cây khoai lang Việt Nam
Thực tập:
1.4: Học trực tuyến qua mạng và tìm thông tin trên internet
Trước khi học
1) Đọc tài liệu học tập chính:
Hoàng Kim, 2008. Chương 1. Cây khoai lang: phân loại, nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng, vị trí kinh tế, Trong sách: Bài giảng Cây Lương thực (4. Cây khoai lang). Lưu hành nội bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh , 78 trang
2) Đọc học liệu trực tuyến trên internet (bài tương ứng):
TINKHOAHOC        http://tinkhoahoc.blogspot.com/
3) Đọc tài liệu tham khảo: tiếng Việt và tiếng Anh
4) Giảng viên hướng dẫn chung và tổ chức thảo luận nhóm:
+  Cách thu thập thông tin về cây khoai lang ?
+ Viết bản tin khoa học về cây khoai lang ?
Sau khi học
+ Tự học, tự nghiên cứu chương 1
+ Đọc tài liệu học tập chương 2
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp
+   Giảng lý thuyết bằng power point
+ Thực tập: Thực hành nhóm
Phương tiện
+   Lý thuyết: Học liệu, projector, máy vi tính, bảng, phấn
+ Thực tập: projector, máy vi tính, bảng, phấn, giấy Ao, cân
Tổ chức và
thực hiện
+ Giảng lý thuyết:  2 tiết
+ Thực hành, thực tập 
   * Hướng dẫn chung và thực hành nhóm 1 tiết
    * Internet: (minh họa trong diễn giảng)
    * Làm bài tập trên lớp: (kết hợp thuyết trình seminar)
   * Giao làm bài tập ở nhà: (chi tiết kèm tài liệu học tập)
+ Tự học, tự nghiên cứu

 
Chương 2: Cây khoai lang: hình thái, sinh trưởng và phát triển
 

Bài 2: Cây khoai lang: hình thái, sinh trưởng và phát triển
Hoạt động
 2 tiết giảng và hướng dẫn thảo luận     Giảng viên: Hoàng Kim
(2 tiết lý thuyết)
Nội dung
Lý thuyết:
2.1. Hình thái cây khoai lang: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt
2.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang
2.3. Đặc điểm các giai đoạn, yêu cầu ngoại cảnh và chất dinh dưỡng
2.4. Sự hình thành và phát triển của cơ quan sinh sản
Trước khi học
1) Đọc tài liệu học tập chính:
Hoàng Kim, 2008. Chương 2. Cây khoai lang: hình thái, sinh trưởng và phát triển. Trong sách: Bài giảng Cây Lương thực (4. Cây khoai lang). Lưu hành nội bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh , 98 trang
2) Đọc học liệu trực tuyến trên internet (bài tương ứng):
TINKHOAHOC        http://tinkhoahoc.blogspot.com/
3) Đọc tài liệu tham khảo: tiếng Việt và tiếng Anh
4) Thảo luận nhóm về hai nội dung:
+ Dạng hình lý tưởng của cây khoai langnăng suất cao?
+ Đặc điểm sinh lý của ruộng khoai langnăng suất cao?
Sau khi học
+ Tự học, tự nghiên cứu chương 2
+ Đọc tài liệu học tập chương 3
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp
+   Giảng lý thuyết bằng power point
+ Thực hành: Thảo luận nhóm
Phương tiện
+   Lý thuyết: Học liệu, projector, máy vi tính, bảng, phấn
+ Thực hành: projector, máy vi tính, bảng, phấn, cân tinh bột
Tổ chức và
thực hiện
+ Giảng lý thuyết: 2 tiết
+ Thảo luận nhóm:
    * Video/Internet: (minh họa trong diễn giảng)
   * Giao làm bài tập ở nhà:(chi tiết kèm tài liệu học tập)
+ Tự học, tự nghiên cứu

 
Chương 3: Khí hậu và đất trồng khoai lang
 

Bài 3:Khí hậu và đất trồng khoai lang
Hoạt động
2tiết. Giảng lý thuyết     Giảng viên: Hoàng Kim
(2 tiết lý thuyết )
Nội dung
Lý thuyết:
3.1. Khí hậu: Nhiệt độ, ánh sáng, nước, ẩm độ đất, lượng mưa
3.2. Đất đai: Loại đất, chất dinh dưỡng, động thái hấp thụ NPK
3.3. Hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng của cây khoai lang
3.4. Vùng trồng và thời vụ trồng khoai lang ở Việt Nam
Trước khi học
1) Đọc tài liệu học tập chính:
Hoàng Kim, 2008. Chương 3. Khí hậu và đất trồng khoai lang. Trong sách: Bài giảng Cây Lương thực (4. Cây khoai lang). Lưu hành nội bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, 78 trang
2) Đọc học liệu trực tuyến trên internet (bài tương ứng):
TINKHOAHOC        http://tinkhoahoc.blogspot.com/
3) Đọc tài liệu tham khảo: Tại Mục 7 tiếng Việt và tiếng Anh
Sau khi học
+ Tự học, tự nghiên cứu chương 3
+ Làm bài tập chương 3
+ Đọc tài liệu học tập chương 4
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp
+ Giảng lý thuyết bằng power point
+ Thực hành: Tham quan đồng ruộng và thảo luận nhóm
Phương tiện
+   Lý thuyết: Học liệu, projector, máy vi tính, bảng, phấn
+ Thực hành: projector, máy vi tính, bảng, phấn, bảng so màu
Tổ chức và
thực hiện
+ Giảng lý thuyết: 2 tiết
+ Thảo luận nhóm:
    * Video/Internet: (minh họa trong diễn giảng)
    * Giao làm bài tập ở nhà: (chi tiết kèm tài liệu học tập)
+ Tự học, tự nghiên cứu

 
Chương 4: Giống  khoai lang, công nghệ chọn tạo và nhân giống
 

Bài 4: Giống khoai lang, công nghệ chọn tạo và nhân giống
Hoạt động
4 tiết. Diễn giảng + Thực hành                 Giảng viên: Hoàng Kim
(3 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
Nội dung
Lý thuyết:
4.1. Chọn tạo giống khoai lang trên thế giới và Việt Nam
4.2. Một số giống khoai lang  phổ biến hiện nay
4.3. Công nghệ chọn tạo và nhân giống khoai lang
 
Thực hành: Tham quan đồng ruộng và thảo luận nhóm
+ Quan sát, nhận diện phân biệt một số giống khoai lang?
+ Quan sát nhận diện một số sâu bệnh hính gây hại khoai lang
Trước khi học
1) Đọc tài liệu học tập chính:
Hoàng Kim, 2008. Chương 4. Giống khoai lang, công nghệ chọn tạo và nhân giống khoai lang. Trong sách: Bài giảng Cây Lương thực (3. Cây khoai langì). Lưu hành nội bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh , 78 trang
2) Đọc học liệu trực tuyến trên internet (bài tương ứng):
TINKHOAHOC        http://tinkhoahoc.blogspot.com/
3) Đọc tài liệu tham khảo:
+ Tại Mục 7 (tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh)
4) Chọn nội dung tiểu luận học phần cây khoai lang
 
Sau khi học
+ Tự học, tự nghiên cứu chương 4
+ Đọc tài liệu học tập chương 5
+ Viết tiểu luận học phần cây khoai lang
 
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp : Giảng lý thuyết bằng power point
Phương tiện : Học liệu, projector, máy vi tính, bảng, phấn
 
Tổ chức và
thực hiện
+   Giảng lý thuyết: 3 tiết
+   Thực hành: Tham quan đồng ruộng và thảo luận nhóm 1 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu
+  Viết tiểu luận học phần cây khoai lang
 

 
Chương 5: Kỹ thuật canh táckhoai lang
 

Tên bài 5: Kỹ thuật canh táckhoai lang
Hoạt động
4 tiết. Giảng lý thuyết    Giảng viên: Hoàng Kim
(3 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)
Nội dung
L ý thuyết
5.1. Những biện pháp kỹ thuật chủ yếu canh tác khoai lang
5.2. Quy trình kỹ thuật canh tác khoai lang cho vùng Đông NamBộ.
5.3. Tiêu chuẩn ngành về khảo nghiệm giống khoai lang
Tham quan đồng ruộng và thảo luận nhóm:
+ Nhận diện một số sâu bệnh chính gây hại khoai lang
Trước khi học
1) Đọc tài liệu học tập chính:
Hoàng Kim, 2008. Chương 5. Kỹ thuật canh táckhoai lang. Trong sách: Bài giảng Cây Lương thực (4. Cây khoai lang). Lưu hành nội bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh , 78 trang
2) Đọc học liệu trực tuyến trên internet (bài tương ứng):
TINKHOAHOC        http://tinkhoahoc.blogspot.com/
3) Đọc tài liệu tham khảo: Mục 7 (Tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh)
4) Viết tiểu luận học phần cây khoai lang
Sau khi học
+ Tự học, tự nghiên cứu chương 4; Đọc tài liệu học tập chương 5
+  Viết tiểu luận học phần cây khoai lang
Phương pháp và phương tiện
+   Phương pháp : Diễn giảng bằng power point
+   Phương tiện : Học liệu, projector, máy vi tính, bảng, phấn
Tổ chức và
thực hiện
+   Nghe giảng lý thuyết: Diễn giảng 3 tiết;  Tự học, tự nghiên cứu
+  Viết tiểu luận học phần cây khoai lang

 
5. ĐÁNH GIÁ HOÀN TẤT MÔN HỌC
+ Điểm bài thu hoạch là điểm đánh giá bộ phận, chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân, trọng số 40%
+ Điểm thi trắc nghiệm kết thúc học phần, chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân, trọng số 60%
+  Điểm học phần là tổng điểm của hai lần đánh giá nhân với trọng số tương ứng.
+ Điểm môn học cây lương thực là điểm trung bình của các học phần lúa, ngô, sắn,…làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ:
A (8,5 -10) : Giỏi; B (7,0-8,4) : Khá; C (5,5-6,9) : Trung bình
D (4,0 -5,4): Trung bình yếu; F (dưới 4,0): Kém
 
6. TIÊU CHUẨN GIẢNG VIÊN
+ Tư cách giảng viên: Yêu nghề, tư cách đạo đức tốt, không phạm những điều cấm về tư cách người Thầy..
+   Năng lực chuyên môn: Tốt nghiệp thạc sĩ ngành nông học trở lên.
+   Kinh nghiệm nghề nghiệp: Có nghiên cứu khoa học, được huấn luyện có chứng chỉ.
+   Kỹ năng dạy học: Đã học lớp kỹ năng và lý luận dạy học đại học có chứng chỉ, đã qua tập sự và giảng thử đạt yêu cầu chuyên môn.
 
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
7.1 Tiếng Việt
Hoàng Kim, 2008. Bài giảng Cây Lương thực (4. Cây khoai lang) Lưu hành nội bộ. Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh. 78 trang.
Đinh Thế Lộc (chủ biên) 1997. Giáo trình cây lương thực (phần 2: Cây màu) Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội (Các chương viết về cây khoai lang).
Đinh Thế Lộc, 1995 Cây khoai lang Nhà Xuất bản Nông nghiệp
 
7.2 Tiếng Anh
Taco Bottema, Pham thanh Binh, Dang Ngoc ha, Mai Thach Hoanh, Hoang Kim, 1991. Sweet potato in Vietnam, production and markets, 113 p. CGPRT, No. 24 Bogor, Indonesia
 
8. NGÀY SOẠN THẢO VÀ NHÓM BIÊN SOẠN
+   Ngày biên soạn: 31.12.2007, chỉnh sửa lần 2: 26/5/2008
+   Nhóm biên soạn:

TT
Họ và tên
Chức danh
Địa chỉ cơ quan
Ký tên
01
Nguyễn Văn Định
 
Giảng viên
Khoa Nông học
ĐH NL HCM
Biên soạn học phần cây lúa
02
Trần Thị Dạ Thảo
 
Giảng viên chính
Khoa Nông học
ĐH NL HCM
Biên soạn học phần cây ngô
03
Hoàng Kim
 
Nghiên cứu
viên chính
Khoa Nông học
ĐH NL HCM
Biên soạn học phần cây khoai mì và
cây khoai lang

                                                                         Người biên soạn
                                                                                            học phần cây khoai mì
 
 
                                                                                                 TS. Hoàng Kim
 
9. PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
-  Trưởng Bộ môn: Cây Lương thực Rau Hoa Qủa                            
 
 
 
 
PGS.TS. Nguyễn Văn Kế

- Hội đồng khoa học Khoa Nông học

Số lần xem trang: 2212
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018

Trang liên kết

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : sáu năm ba tám sáu

Xem trả lời của bạn !