Tác giả
: ThS. Lâm Ngọc Ánh
Tên tài liệu
: Hoá cơ bản
Số trang
: 11
Ngày in
: 18-Aug-09
Dung lượng
: 171008
Tài liệu được lưu lần cuối
: 18-Aug-09
Hiệu chỉnh bởi
: PT
 
 
 
1.1 Tên môn học : HÓA CƠ BẢN
2 Mã môn học: ………………..
1.3 Bộ môn / Khoa quản lý : Bộ môn Hoá Học, khoa Khoa Học 
1.4 Nhóm môn học : Cơ bản
1.5 Tính chất môn học: bắt buộc                 
1.6 Bố trí giảng dạy : năm thứ : nhất     Học kỳ: một
1.7 Số tiết giảng dạy: Tổng số : 45 Lý thuyết : 30      Thực hành: 15
1.8 Tổng số bài / Chương : 5 chương
1.9 Tổng số bài trong năm : ……….. học kỳ: 5 chương
1.10 Số bài trong tuần ……3 tíêt / tuần…………………………
1.11 Tóm tắt nội dung môn học: cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo chất, quy luật của các quá trình hoá học và lý thuyết về các dung dịch acit -baz , muối .
 
Giúp sinh viên vận dụng lý thuyết cấu tạo chất và  các quy luật diễn ra phản ứng hoá học để giải thích chúng một cách hệ thống. Nhiều vấn đề như động học các phản ứng, các quá trình hóa lý trong các dung dịch, các hệ đệm… đã được giải quyết theo hướng sát với sinh học hơn, phù hợp với các ngành Nông – Lâm – Ngư
 
- Nắm vững lý thuyết cấu tạo chất
- Dự đoán khả năng, chiều hướng của các quá trình hoá học, mức độ nhanh chậm và các yếu tố ảnh hưởng
- Hiểu được tính chất của dung dịch : acid, baz, muối.dung dịch đệm
- Biết được vai trò của chất chỉ thị màu và các ứng dụng thực tiễn
 
 - Kiến thức: Cung cấp một cách tương đối có hệ thống những kiến thức về cấu tạo chất hóa học, sự tương tác và sự vận động của chúng trong tự nhiên và trong các quá trình sinh học
 
- Hiểu biết : Nắm được một số nguyên lý của hoá học, dự đoán khả năng, chiều hướng và giới hạn của các quá trình hoá học cũng như các yếu tố thúc đẩy hoặc kiềm hảm các quá trình đó
 
- Ứng dụng : Làm cơ sở để học các môn chuyên ngành và các hoạt động thực tiễn có liên quan đến hoá học
 
- Tổng hợp :Trang bị vốn kiến thức và sự hiểu biết về Cơ sở lý thuyết hoá học để phục vụ các môn chuyên ngành
           
N/A
Chương
 mục
Số tiết
(LT +TH)
 Số     bài
   Các mục tiêu cụ thể
Phương pháp          giảng dạy
Tương quan của chương mục với môn học
 
 
 
Cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn
 
 
 
6 tiết
LT
 
 
 
 
   
 
    1
-Biết những kết quả từ việc giải phương trình sóng Schrodinger ; các số lượng tử n, l, ml, ms ; các orbital nguyên tử s, p, d;hiệu ứng xâm nhập ; hiệu ứng chắn.
-Biết cách xác định cấu hình electron nguyên tử bằng cách áp dụng nguyên lý Ngoại trừ Pauli, quy tắc Klechkoski và quy tắc Hund.
- Nêu vấn đề
-Sinhviên thảo luận
- Giải đáp
-Câu hỏi và bài tập (ở nhà)
- Thực hành
 
 
 
Cơ sở học chương liên kết hóa học
Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử
 
 
6 tiết
LT
 
 
    1
Hiểu được các lý thuyết về sự tạo thành liên kết hoá học ; cấu trúc hình học của các phân tử đa nguyên tử.
- Aûnh hưởng của liên kết đến tính chất lý, hóa của các chất .
- Nêu vấn đề
-Sinhviên thảo luận
- Giải đáp
- Câu hỏi và bài tập (ở nhà)
Cơ sở để học các môn Hóa Phân tích ,Sinh hoá, Hữu cơ
 
Nhiệt động hóa học
 
6 tiết
LT
 
 
 
   1
Áp dụng Nguyên lý 1 và 2 vào hóa học để giải thích bản chất của những quá trình tự diễn và không tự diễn.
- Xác định khả năng , chiều hướng và giới hạn của các quá trình hoá học.
- Nêu vấn đề
-Sinh viên thảo luận
- Giải đáp
- Câu hỏi và bài tập
- Thực hành    
Cơ sở để học các môn Hóa Phân tích ,Sinh hoá, Hữu cơ
 
Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
 
 
 
6 tiết
LT
 
 
   
 
    1
- Biết xác định bậc phản ứng , phân tử số
- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng : nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt.
- Vận dụng nguyên lý Le Châtelier cho cân bằng hoá học
- Nêu vấn đề
-Sinhviên thảo luận
- Giải đáp
- Câu hỏi và bài tập (ở nhà)
- Thực hành
 
Cơ sở để học chương dung dịch các môn Hóa Phân tích
Sinh hoá, Hữu cơ
 
 
 
Dung dịch
 
 
 
6 tiết
LT
  
 
 
  
 
 
 
   1
 Nắm vững các loại nồng độ: nồng độ %, nồng độ mol, nồng độ đương lượng, nồng độ molan, nồng độ phần mol và cách pha chế dung dịch.
- Hiểu được tính chất của dung dịch không điện ly và điện ly về : áp suất hơi bão hòa, nhiệt độ sôi,nhiệt độ đông đặc và áp suất thẩm thấu.
- Ứng dụng của chất chỉ thị màu
- Hiểu biết về dung dịch đệm và cân bằng trong dung dịch chất khó tan
- Nêu vấn đề
-Sinhviên thảo luận
- Giải đáp
- Câu hỏi và bài tập (ở nhà)
- Thực hành        
Cơ sở để học các môn Hóa Phân tích , Sinh hoá, Hữu cơ
Làm quen các dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng
 
6 tiết         (TH)
 
 
 
 
    1
Biết sử dụng các dụng c: B Biết sử dụng dụng cụ như:
- Đèn cồn và cách đun ống nghiệm
- Buret, pipet . Cân kỷ thuật
- Biết pha chế dung dịch
- Ly tâm - lọc
 
Thực hành tại phòng thí nghiệm hóa
 
Biết sử dụng dụng cụ để làm thí nghiệm
Xác
định
khối lương
mol kim loại và phản ứng oxy hoá khử
 
 
 
6 tiết
(TH)
 
 
 
    1
Biết xác định khối lượng mol kim loại và tính chất oxi hoá khử của các nguyên tố p, d
Thực hành tại phòng thí nghiệm hóa
 
 
 Minh họa vàbổ sung kiến thức chương cấu tạo nguyên tử và BHTTH
Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng
 
 
6 tiết
(TH)
 
    1
Biết cách tính hiệu ứng nhiệt của các quá trình :
- Hòa tan
- Trung hòa
 
Thực hành tại phòng thí nghiệm hóa
 
    
Minh hoạ và bổ sung kiến thức chương Nhiệt hoá học
Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
 
 
6 tiết
(TH)
 
 
    1
Biết xác định :Bậc phản ứng, hệ số nhiệt độ.
Aûnh hưởng chất xúc tác.
Hiểu được nguyên lý chuyển dịch cân bằng:Aûnh hưởng nồng độ , nhiệt độ
 
Thực hành tại phòng thí nghiệm hóa
 
Minh họa và bổ sung kiến thức chương Động hóa học
Dung dịch điện ly
 
6 tiết
(TH)
 
 1
  
Biết :
Pha chế nồng độ
Chuẩn độ dung dịch
Tích số tan, điều kiện kết tủa và hòa tan.
 
Thực hành tại phòng thí nghiệm hóa
Minh họa và bổ sung kiến thức chương dung dịch


4.2 Cấu trúc chi tiết nội dung môn học

 

Tên chương 1: Cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn
            Tên bài học : Cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn
 
Hoạt độngcủa giảng
viên
3 tiết đầu : Giảng lý thuyết, nêu vấn đề, gợi ý và cho bài tập về nhà                                            
3 tiết sau : Giải đáp các câu hỏi và bài tập
Nội dung
Cấu tạo nguyên tử theo cơ học lượng tử :
-Sơ lược về phương trình sóng Schrodinger-Trạng thái của điện tử trong nguyên tử – Ý nghĩa của các số lượng tử – Hiệu ứng chắn, hiệu ứng xâm nhập – Nguyên lý Ngoại trừ Pauli, quy tắc
Klechkoski, quy tắc Hund .
-Bảng tuần hoàn và sự thay đổi tính chất của các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn : bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, tính kim loại , tính phi kim, độ âm điện, số oxy hóa
Trước khi học
Đọc tài liệu về nội dung bài giảng :
Nguyễn Đình Soa, 2002. Hoá Đại cương. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh : 45 – 120
 
Sau khi học
          Sinh viên đọc thêm tài liệu, làm bài tập. hoặc chia nhóm thảo luận, học tập.
 
Phương pháp và phương tiện
          Giảng lý thuyết, đặt vấn đề, gợi ý.Liên hệ thực tiễn
         Sử dụng đèn chiếu để minh họa các mô hình orbital nguyên tử
          Cho bài tập trắc nghiệm . Thực hành tại phòng thí nghiệm.
 
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm học tập và thảo luận
Tham dự và góp ý các buổi thảo luận ,học tập của sinh viên
Kiểm tra.
 

 
 

Tên chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử
            Tên bài học : Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử
 
Hoạt động của giảng viên
3 tiết đầu : Giảng lý thuyết, nêu vấn đề, gợi ý và cho bài tập về nhà                                            
3 tiết sau : Giải đáp các câu hỏi và bài tập
 
 
Nội dung
Liên kết cộng hóa trị theo cơ học lượng tử. Phương pháp liên kết hoá trị ( ppVB) – Thuyết lai hóa - các kiểu lai hoá: sp, sp2, sp3.Độ phân cực của phân tử
Liên kết Ion và ảnh hưởng của sự phân cực ion đến tính chất các hợp chất ion.
Các liên kết khác : liên kết Van- Der –Waals , liên kết hidro và các ảnh hưởng đến lý và hoá tính của hoá chất
 
Trước khi học
Đọc tài liệu về nội dung bài giảng
Nguyễn Đình Soa, 2002. Hoá Đại cương. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh : 134 – 160 và 182 – 201
 
 
Sau khi học
       Sinh viên đọc thêm tài liệu, làm bài tập. hoặc chia nhóm thảo luận, học tập.
Phương pháp và phương tiện
          Giảng lý thuyết, đặt vấn đề, gợi ý.Liên hệ thực tiễn
          Sử dụng đèn chiếu để minh họa các cấu hình không gian của phân tử
         Cho bài tập trắc nghiệm
 
Tổ chức và thực hiện
Chia nhóm học tập và thảo luận
Tham dự và góp ý các buổi thảo luận ,học tập của sinh viên
Kiểm tra.
 

 
Tên chương 3: Nhiệt động hóa học
            Tên bài học : Nhiệt động hóa học
 
Hoạt độngcủa giảngviên
3 tiết đầu : Giảng lý thuyết, nêu vấn đề, gợi ý và cho bài tập về nhà                                            
3 tiết sau : Giải đáp các câu hỏi và bài tập
 
Nội dung
Các khái niệm cần thiết : Hệ ( mở, kín, cô lập), trạng thái, quá trình. Công và nhiệt
 
Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học – Nội năng – Entalpi – Định luật Hess: cách tính hiệu ứng nhiệt dựa trên nhiệt tạo thành,nhiệt đốt cháy, năng lượng liên kết.
 
Nguyên lý thứ hai của nhiệt động học – Cách xác định biến đổi entropi: trong một phản ứng hóa học, trong sự thay đổi trạng thái  
Thế đẳng nhiệt, đẳng áp và chiều diễn ra của quá trình hoá học   ảnh hưởng của nhiệt độ đến các quá trình hóa học
 
Trước khi học
Đọc tài liệu về nội dung bài giảng
Nguyễn Đình Soa, 2002. Hoá Đại cương. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh : 232 – 274
 
Sau khi học
      Sinh viên đọc thêm tài liệu, làm bài tập. hoặc chia nhóm thảo luận, học tập.
 
Phương P vàphương tiện
          Giảng lý thuyết, đặt vấn đề, gợi ý.Liên hệ thực tiễn
          Thực hành tại phòng thí nghiệm
          Cho bài tập trắc nghiệm
Tổ chức
và thực hiện
Chia nhóm học tập và thảo luận
Tham dự và góp ý các buổi thảo luận ,học tập của sinh viên
Kiểm tra.
 
 
 

Tên chương 4 : Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
            Tên bài học : Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
 
Hoạt động của giảng viên
3 tiết đầu : Giảng lý thuyết, nêu vấn đề, gợi ý và cho bài tập về nhà                                             
3 tiết sau : Giải đáp các câu hỏi và bài tập
 
 
Nội dung
Các khái niệm cơ bản :
Phản ứng đơn giản – phản ứng phức tạp – bậc phản ứng – phân tử số
Tốc độ trung bình - Tốc độ tức thời – Phương trình động học các phản ứng đ
Aûnh hưởng của nồng độ – Thuyết va chạm – Thuyết phức chất hoạt động
Aûnh hưởng của nhiệt độ – quy tắc Vant Hoff- Phương trình Arrhenius
Aûnh hưởng chất xúc tác
Cân bằng hoá học : Trạng thái cân bằng – hằng số cân bằng – Nguyên lý Le Châtelier
 
Trước khi học
Đọc tài liệu về nội dung bài giảng :
Nguyễn Đình Soa, 2002. Hoá Đại cương. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh : 276 – 297 và 310 - 337
 
Sau khi học
      Sinh viên đọc thêm tài liệu, làm bài tập. hoặc chia nhóm thảo luận, học tập.
 
Phương pháp và phương tiện
      Giảng lý thuyết, đặt vấn đề, gợi ý.Liên hệ thực tiễn
     Thực hành tại phòng thí nghiệm
      Cho bài tập trắc nghiệm
 
 
Tổ chức và thực hiện
      Chia nhóm học tập và thảo luận
      Tham dự và góp ý các buổi thảo luận ,học tập của sinh viên
      Kiểm tra. Giải đáp thắc mắc

 

Tên chương 5 : Dung dịch
            Tên bài học : Dung dịch
 
Hoạt động của giảng viên
3 tiết đầu : Giảng lý thuyết, nêu vấn đề, gợi ý và cho bài tập về nhà                                             
3 tiết sau : Giải đáp các câu hỏi và bài tập
 
Nội dung
Các loại nồng độ: nồng độ molan, nồng độ phần mol, nồng độ đương lương
Tính chất của dung dịch chứa chất tan không điện ly và không bay hơi : áp suất hơi bão hòa – nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc – áp suất thẩm thấu
Cân bằng ion của acit – baz : tinh pH của acit, baz trong nước
Chất chỉ thị màu; Dung dịch đệm
Cân bằng trong dung dịch chất khó tan - tích số tan - độ tan – ảnh hưởng của ion chung – điều kiện kết tủa và hoà tan
Cân bằng thủy phân : tính pH của các muối thủy phân
 Phản ứng trung hòa và sự chuẩn độ acit – baz
 
Trước khi học
Đọc tài liệu về nội dung bài giảng :
Nguyễn Đình Soa, 2002. Hoá Đại cương. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh : 376 - 455
 
Sau khi học
      Sinh viên đọc thêm tài liệu, làm bài tập. hoặc chia nhóm thảo luận, học tập.
 
Phương pháp và phương tiện
      Giảng lý thuyết, đặt vấn đề, gợi ý.Liên hệ thực tiễn
     Cho bài tập trắc nghiệm
     Thực hành tại phòng thí nghiệm
Tổ chức và thực hiện
    Chia nhóm học tập và thảo luận
    Tham dự và góp ý các buổi thảo luận ,học tập của sinh viên
     Kiểm tra.Giải đáp thắc mắc
 

 
 
- Kiểm tra thực hành :   20 % số điểm
- Kiểm tra cuối học kỳ : 80 % số điểm
 
 
- Kinh nghiệm: Phải có kinh nghiệm giảng dạy
- Chuyên môn : Chuyên ngành Hóa lý
 
 
 
- Nguyễn Đình Chi, Phạm thúc Côn, 1979.  Cơ sở Lý thuyết Hóa học. Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội,50 trang.
- Nguyễn Đức Chung,2002. Hoá học Đại cương, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh , 100 trang.
- Vũ Đăng Độ, 1994. Cơ sởLý thuyết các quá trình Hóa học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 10 trang.
- Hoàng Nhâm, 1994. Hóa học vô cơ ( Tập một). Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 20 trang
- Nguyễn Đình Soa, 2002. Hoá Đại cương. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh, 200 trang.
- Chu Phạm Ngọc Sơn, Đặng Văn Thành, 1996. Cơ sở Lý thuyết Hóa Đại cương. Đại Học Khoa học Tự nhiên Tp HCM , 40 trang.
- N.L.Glinka , 1988. Hóa Học Đại cương ( Lê Mậu Quyền dịch). Nhà xuất bản ĐH và THCN Hà Nội, Việt Nam , 50 trang
 
 
Ngày biên soạn : ngày 15 tháng 12 năm 2007
Nhóm biên soạn :
 

      Họ và tên
 Nghề nghiệp
 Tên cơ quan
             Địa chỉ
 Lâm Ngọc Ánh
 Giảng viên
ĐH  Nông Lâm
  115 Cư xá ĐHNL

 
                                                                                                                Người biên soạn
 
 
 
 
ThS. Lâm Ngọc Ánh
 
 
 
Bộ môn
 
 
 
 
Hội đồng Khoa học Khoa

Số lần xem trang: 2143
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : chín chín sáu chín ba

Xem trả lời của bạn !