Tác giả
: Võ Thái Dân
Tên tài liệu
: Cây chè
Số trang
: 16
Ngày in
: 17-Aug-09
Dung lượng
: 192000
Tài liệu được lưu lần cuối
: 17-Aug-09
Hiệu chỉnh bởi
: PT

 Mục lục
 
§           Tên môn học: Cây công nghiệp dài ngày 2 - Học phần Cây Chè (Tea)
§           Mã môn học: 204515
§           Bộ môn/Khoa quản lý: Bộ môn Cây Công nghiệp, Khoa Nông học
§           Nhóm môn học (đại cương, chuyên ngành): chuyên ngành
§           Tính chất môn học (tự chọn, bắt buộc): tự chọn (thuộc môn Cây công nghiệp dài ngày 2 – nhóm cây kích thích)
§           Bố trí giảng dạy vào năm thứ: 4                        học kỳ: 7
§           Số tiết giảng dạy: Tổng số 30 tiết, trong đó:
-       Lý thuyết: 20 tiết
-       Bài tập, seminar: 30 tiết (tương đương 10 tiết chuẩn)
§           Tổng số chương/môn học: 5 chương
§           Số bài/tuần:
§           Mô tả tóm tắt nội dung môn học:
Học phần Cây Chè là một học phần tự chọn của môn học Cây Công nghiệp dài ngày 2 (Sinh viên sẽ chọn 2 trong số 3 học phần là cây chè, cây cà phê và cây ca cao). Học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về canh tác cây chè và chế biến sản phẩm chè thông qua 5 chương:
-       Chương 1 – Chương mở đầu: cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quát về cây chè và sản phẩm chè: nguồn gốc, lịch sữ phát triển của cây chè; giá trị của cây chè và sản phẩm chè; đặc điểm ngành trồng chè; tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam. Định hướng phát triển ngành chè Việt Nam.
-       Chương 2 – Đặc điểm thực vật học: cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đặc điểm thực vật học của cây chè (đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh hóa, chu kỳ đời sống của cây chè), đặc biệt là những đặc tính làm cơ sở của các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng chè.
-       Chương 3 – Nhu cầu sinh thái: cung cấp cho sinh viên các thông tin cơ bản về nhu cầu sinh thái của cây chè, ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè; làm cơ sở quy hoạch vùng sản xuất chè năng suất cao, chất lượng tốt.
-       Chương 4 – Kỹ thuật canh tác: cung cấp cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng canh tác cây chè năng suất cao, phẩm chất tốt theo hướng an toàn và bền vững.
-       Chương 5 – Thu hoạch búp – chế biến và kinh doanh các sản phẩm chè: cung cấp cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng thu hoạch búp, chế biến và kinh doanh các sản phẩm chè.
2         Mục tiêu môn học
Với những hiểu biết và kỹ năng về canh tác và chế biến chè, mục tiêu tổng quát của học phần Cây chè là trang bị cho sinh viên hiểu biết và kỹ năng canh tác nhóm cây dài ngày có đối tượng thu hoạch là búp non (cơ quan sinh trưởng dinh dưỡng).
Sau khi học xong học phần, sinh viên có năng lực quy hoạch, tổ chức sản xuất và chế biến chè năng suất cao, phẩm chất tốt theo hướng an toàn và bền vững.
-       Kiến thức: các hiểu biết cơ bản về cây chè.
-       Hiểu biết: Nhu cầu sinh thái của cây chè – Các biện pháp kỹ thuật canh tác và chế biến chè.
-       Ứng dụng: Thực hiện trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và kinh doanh chè.
-       Tổng hợp: quy hoạch vùng trông chè – đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của hoạt động sản xuất và chế biến chè.
3         Môn học tiên quyết
Đây là học phần chuyên ngành hẹp, do đó, đòi hỏi sinh viên phải tích lũy các học phần cơ sở chuyên ngành: Khí tượng nông nghiệp, sinh lý thực vật, sinh hóa, khoa học đất, độ phì và phân bón, bệnh cây (đại cương và chuyên khoa), côn trùng (đại cương và chuyên khoa), khoa học cỏ dại, thuốc bảo vệ thực vật, di truyền thực vật, chọn giống cây trồng, hệ thống canh tác, thủy nông.

 

4         Tiến trình giảng dạy
Chương mục
Số tiết
(LT+TH*)
Số bài
Các mục tiêu cụ thể
Phương pháp giảng dạy
Tương quan của chương đối với môn học
1
2
3
4
5
6
1
3 (2 + 3*)
2
Hiểu biết các kiến thức tổng quát về cây chè và sản phẩm chè
- Giảng giải
- Nêu vấn đề - thảo luận
Cơ sở của môn học, cung cấp những kiến thức tổng quát về học phần
2
8 (7 + 3*)
2
Hiểu biết đặc điểm thực vật học của cây chè
- Giảng giải
- Nêu vấn đề - thảo luận
- Bài tập, seminar
Cung cấp đặc điểm thực vật học cây chè, làm cơ sở cho canh tác và chế biến
3
3 (2 + 3*)
2
Hiểu biết nhu cầu sinh thái của cây chè
- Giảng giải
- Nêu vấn đề - thảo luận
- Bài tập, seminar
Cung cấp nhu cầu sinh thái cây chè, làm cơ sở cho quy hoạch và canh tác
4
10 (5 + 15*)
2
Hiểu biết và tổ chức quy hoạch, trồng và chăm sóc cây chè
- Giảng giải
- Nêu vấn đề - thảo luận
- Bài tập, seminar
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
5
6 (4 + 6*)
2
Hiểu biết và tổ chức thu hoạch búp chè nguyên liệu, chế biến và kinh doanh các sản phẩm chè
- Giảng giải
- Nêu vấn đề - thảo luận
- Bài tập, seminar
Thu hoạch, chế biến và kinh doanh
* 3 tiết bài tập hay seminar tương đương với 1 tiết chuẩn.

 


4.2       Cấu trúc chi tiết nội dung môn học

Bài học 1: Chương mở đầu
Hoạt động
2 tiết                                                Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quát về cây chè và sản phẩm chè: nguồn gốc, lịch sữ phát triển của cây chè; giá trị của cây chè và sản phẩm chè; đặc điểm ngành trồng chè; tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam. Định hướng phát triển ngành chè Việt Nam.
Trước khi học
- Đọc Bài Giảng (Chương 1)
- Weatherstone, J., 1992. Historical Introduction. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 1 – 24.
- van de Meeberg, R., 1992. Impurities, quality standards and legislation. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 689 - 705.
- Ghosh Hajra, N., 2003. History of tea cultivation. Trong Tea cultivation – comprehensive treatise. International Book Distributing Company (IBDC). 1 – 42.
Sau khi học
Làm bài tập: Phân tích tình hình sản xuất chè ở một số nước sản xuất trồng chè chính trên thế giới.
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Giảng giải
                        - Nêu vấn đề - thảo luận
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Lên lớp lý thuyết cung cấp các thông tin tổng quát về cây chè và sản phẩm chè.
- Gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên thảo luận và nhận xét về giá trị của cây chè và sản phẩm chè; đặc điểm ngành trồng chè; thảo luận và mô tả tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam. Định hướng phát triển ngành chè Việt Nam
Bài học 2: Bài tập sưu tầm thông tin về ngành chè và sản phẩm chè
Hoạt động
3 tiết bài tập (tương đương 1 tiết chuẩn)      
Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Sưu tầm trên các phương tiện truyền thông các thông tin về sản phẩm chè, giá trị của chè, tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trong nước và trên thế giới.
Trước khi học
- Đọc bài giảng (Chương 1)
- Meeberg, R. V. D., 1992. The world trade in tea. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 649 - 688.
- Marks, V., Physiological and clinical effects of tea. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 707 - 740.
Sau khi học
Nộp báo cáo kết quả
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Làm việc nhóm: sưu tầm thông tin từ các phương tiện truyền thông
                        - Nêu vấn đề - thảo luận tại lớp
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Gợi ý, hướng dẫn cho lớp sưu tầm các thông tin về sản phẩm chè, giá trị của chè, tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trong nước và trên thế giới trên các phương tiện truyền thông.
- Lên lớp: sinh viên trình bày các kết quả sưu tầm - Thảo luận và đánh giá các kết quả đạt được.

Bài học 3: Đặc điểm thực vật học
Hoạt động
7 tiết                                                 Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đặc điểm thực vật học của cây chè (đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh hóa, chu kỳ đời sống của cây chè), đặc biệt là những đặc tính làm cơ sở của các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng chè.
Trước khi học
- Đọc bài giảng (chương 2)
- Banerjee, B., 1992. Botanical classification of tea. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 25 - 51.
- Tanton, T. W., 1992. Tea crop physiology. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 173 - 198.
- Ghosh Hajra, N., 2003. Botanical characteristics. Trong Tea cultivation – comprehensive treatise. International Book Distributing Company (IBDC). 43 - 58.
- Ghosh Hajra, N., 2003. Physiology and tea productivity. Trong Tea cultivation – comprehensive treatise. International Book Distributing Company (IBDC). 135 - 152.
Sau khi học
Làm bài tập: phân tích các đặc điểm sinh vật học có liên quan đến năng suất và phẩm chất của cây chè.
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Giảng giải
                        - Nêu vấn đề - thảo luận
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Lên lớp lý thuyết trình bày những đặc điểm hình thái, sinh hóa, sinh trưởng cơ bản của cây chè.
- Gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên thảo luận và nhận diện các đặc tính làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật canh tác và chế biến; thảo luận và nhận diện những tương quan giữa đặc điểm hình thái và năng suất, phẩm chất, tính chống chịu của chè.

 

Bài học 4: Bài tập Mô tả đặc điểm hình thái của cây chè
Hoạt động
3 tiết bài tập (tương đương 1 tiết chuẩn)
Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Sinh viên mô tả đặc điểm hình thái của cây chè tại trại thực nghiệm
Trước khi học
- Đọc bài giảng (Chương 2)
- IPGRI, 1997. Descriptors for Tea (Camellia sinensis). International Plant Genetic Resources Institute, Rome, Italy.
Sau khi học
Nộp báo cáo kết quả - thực hiện seminar
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Làm việc nhóm
                        - Seminar
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Gợi ý, hướng dẫn cho sinh viên phương pháp đo đếm các chỉ tiêu hình thái cây chè.
- Lên lớp: sinh viên trình bày các kết quả - Thảo luận và đánh giá các kết quả đạt được

Bài học 5: Nhu cầu sinh thái
Hoạt động
2 tiết                                                Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Cung cấp cho sinh viên các thông tin cơ bản về nhu cầu sinh thái của cây chè, ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè
Trước khi học
- Đọc bài giảng (chương 3)
- Carr, M. K. V. và Stephens, W., 1992. Climate, weather and the yield of tea. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 87 - 136.
- Othieno, C. O., 1992. Soil. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 137 - 172.
- Ghosh Hajra, N., 2003. Climatic requirements. Trong Tea cultivation – comprehensive treatise. International Book Distributing Company (IBDC). 89 - 104.
- Ghosh Hajra, N., 2003. Tea soils. Trong Tea cultivation – comprehensive treatise. International Book Distributing Company (IBDC). 105 - 134.
Sau khi học
Làm bài tập: phân tích ảnh hưởng của các thông số khí hậu thời tiết, đất đai đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Giảng giải
                        - Nêu vấn đề - thảo luận
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Lên lớp lý thuyết mô tả các nhu cầu sinh thái của cây chè
- Gợi ý, hướng dẫn cho lớp thảo luận và phân tích các tác động của điều kiện sinh thái đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè.

 

Bài học 6: Bài tập xác định vùng trồng chè dựa vào đựac điểm sinh thái của vùng
Hoạt động
3 tiết bài tập (tương đương 1 tiết chuẩn)
Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Sinh viên chọn một vùng cụ thể, xác định điều kiện sinh thái của vùng, phân tích khả năng phát triển cây chè ở vùng đó.
Trước khi học
- Đọc bài giảng (Chương 3)
- Phần 2: Khí tượng đại cương. Bài giảng Khí tượng nông nghiệp của Võ Thái Dân, 2008. Đại học Nông Lâm Tp. HCM
Sau khi học
Nộp báo cáo kết quả - thực hiện seminar
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Làm việc nhóm
                        - Seminar
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Gợi ý, hướng dẫn cho lớp chọn một vùng cụ thể và thu thập các thông tin cần thiết.
- Lên lớp: sinh viên trình bày các kết quả - Thảo luận và đánh giá các kết quả đạt được

Bài học 7: Kỹ thuật canh tác
Hoạt động
5 tiết                                                Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng canh tác cây chè năng suất cao, phẩm chất tốt theo hướng an toàn và bền vững
Trước khi học
- Đọc bài giảng (chương 4)
- Banerjee, B., 1992. Selection and breeding of tea. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 53 - 86.
- Willson, K. C., 1992. Field operation 1. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 201 - 226.
- Willson, K. C., 1992. Field operation 2. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 227 - 267.
- Bonheure, D. và Willson, K. C., 1992. Mineral nutrition and fertilizers. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 268 - 329.
- Bonheure, D. và Willson, K. C., 1992. Mineral nutrition and fertilizers. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 268 - 329.
- Rattan, P. S., 1992. Pest and disease control in Africa. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 331 - 352.
- Arulpragasam, P. V., 1992. Disease cỏntol in Asia. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 353 - 374.
- Muraleedharan, N., 1992. Pest control in Asia. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 375 - 412.
- Ghosh Hajra, N., 2003. Plant improvement. Trong Tea cultivation – comprehensive treatise. International Book Distributing Company (IBDC). 59 - 88.
- Ghosh Hajra, N., 2003. Tea cultivation – comprehensive treatise. International Book Distributing Company (IBDC). 153 - 490.
Sau khi học
Làm bài tập: Phân tích tác động của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất chè.
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Giảng giải
                        - Nêu vấn đề - thảo luận
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Lên lớp lý thuyết giải thích nguyên tắc và quy trình tổ chức canh tác chè
- Gợi ý, hướng dẫn cho lớp thảo luận các biện pháp kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt, theo hướng an toàn và bền vững.

 

Bài học 8: Bài tập các nghiên cứu trên thế giới về chè
Hoạt động
15 tiết bài tập (tương đương 5 tiết chuẩn)
Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Sinh viên chọn một kết quả nghiên cứu cụ thể về cây chè và sản phẩm chè đã được công bố để báo cáo
Trước khi học
Đọc bài giảng (Chương 4)
Sau khi học
Nộp báo cáo kết quả - thực hiện seminar
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Làm việc nhóm
                        - Seminar
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Gợi ý, hướng dẫn cho chọn chủ đề phù hợp.
- Lên lớp: sinh viên trình bày các kết quả - Thảo luận và đánh giá các kết quả đạt được

Bài học 9: Thu hoạch búp - Chế biến và kinh doanh các sản phẩm chè
Hoạt động
4 tiết                                                Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng thu hoạch búp, chế biến và kinh doanh các sản phẩm chè
Trước khi học
- Đọc bài giảng (chương 5)
- Takeo, T., 1992. Green and semi-fermented teas. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 413 - 457.
- Hamption, M. G., 1992. Production of black tea. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 459 - 511.
- Gill, M., 1992. Speciality and herbal teas. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 513 - 534.
- Saltmarsh, M., 1992. Instant tea. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 535 - 554.
- Robertson, A., 1992. The chemistry and biochemistry of black tea production – the non-volatiles. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 555 - 601.
- Robertson, J. M. Owuor, P. O., 1992. Tea aroma. Trong Willson, K. C. và Clifford, M. N. Tea: cultivation to consumption. Chapman & Hall. 603 - 647.
 
Sau khi học
Làm bài tập: thảo luận sự giống và khác nhau giữa các quy trình chế biến chè xanh, chè oo long và chè đen.
Thảo luận ưu và nhược điểm của chè túi lọc và chè hòa tan
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Giảng giải
                        - Nêu vấn đề - thảo luận
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Lên lớp lý thuyết giải thích nguyên tắc và quy trình tổ chức thu hoạch búp chè nguyên liệu; chế biến và kinh doanh các sản phẩm chè
- Gợi ý, hướng dẫn cho lớp thảo luận các biện pháp kỹ thuật thu hoạch búp đạt chất lượng tốt (ảnh hưởng của kỹ thuật hái búp đến chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm); thảo luận các biện pháp để chế biến chè đạt chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; kinh doanh sản phẩm chè.

 

Bài học 10: Bài tập cảm quan chè
Hoạt động
6 tiết bài tập (tương đương 2 tiết chuẩn)
Giảng viên: Võ Thái Dân
Nội dung
Sinh viên đánh giá chất lượng một số sản phẩm chè bằng phương pháp cảm quan
Trước khi học
Đọc bài giảng (Chương 5)
Sau khi học
Nộp báo cáo kết quả - thực hiện seminar
Phương pháp và phương tiện
Phương pháp: - Cảm quan
                        - Seminar
Phương tiện: máy tính, máy chiếu, màn chiếu
Tổ chức và thực hiện
- Hướng dẫn và tổ chức cho sinh viên cảm quan chè.
- Lên lớp: sinh viên trình bày các kết quả - Thảo luận và đánh giá các kết quả đạt được

5         Đánh giá hoàn tất môn học
-       Điểm quá trình:
Kiểm tra trên lớp                                 :                                   10%
Bài tập và seminar                                :                                   30%
Kiểm tra cuối môn                               :                                   60%
Hình thức kiểm tra cuối học phần: thi trắc nghiệm
6         Tiêu chuẩn giảng viên
- Kinh nghiệm: đã qua tập sự và giảng thử đạt yêu cầu chuyên môn.
- Chuyên môn: trình độ đại học.
7         Tài liệu tham khảo
BỘ NÔNG NGHIỆP - VỤ ĐÀO TẠO, 1979. Giáo trình cây chè. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, 2001. Tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam. Tập IV: Tiêu chuẩn nông sản - Phần II: Tiêu chuẩn chè. Trung tâm Thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.
BÙI THẾ ĐẠT & VŨ KHẮC NHƯỢNG, 1998. Kỹ thuật gieo trồng chế biến chè và cà phê. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
DJEMUKHATZE, K.M., 1981. Cây chè miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Ngọc Kính dịch). Nhà xuất bản Nông nghiệp.
ĐỖ NGỌC QUỸ, 1980. Trồng chè. NHà xuất bản Nông nghiệp.
ĐỖ NGỌC QUỸ & NGUYỄN VĂN NIỆM, 1978. Kỹ thuật giâm cành chè. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
TỐNG VĂN HẰNG. Cơ sở sinh hóa của kỹ thuật chế biến chè. Nhà xuất bản Tp. HCM.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I HÀ NỘI, 1996. Cây Công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
WILLSON, K.C., 1999. Coffee, Cocoa and Tea. CABI Publishing.
WILLSON, K.C. & CLIFFORD, M.N., 1992. Tea: Cultivation to Comsumption. Chapman & Hall.
IPGRI, 1997. Descriptors for Tea (Camellia sinensis). Rome, Italy.
TAKEHIKO YAMAMOTO et al., 1997. Chemistry and application of Green tea. CRC Press.
HARLER, C.R. Tea manufacture.
BONHEURE, D. Tea. CTA, Macmillan.
-       Ngày biên soạn: 15.12.2007
-       Nhóm/người biên soạn
Người biên soạn
 
 
9         Phê duyệt chương trình môn học
-       Bộ môn:
 
 
 

Hội đồng Khoa học Khoa

Số lần xem trang: 2162
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018

Trang liên kết

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám hai bảy không bảy

Xem trả lời của bạn !