Tác giả
: Hồ Ngọc Kỳ
Tên tài liệu
: Toán cao cấp B1
Số trang
: 10
Ngày in
: 17-Aug-09
Dung lượng
: 145920
Tài liệu được lưu lần cuối
: 17-Aug-09
Hiệu chỉnh bởi
: PT
 
Thông tin tài liệu:........................................................................................................................... ii
Mục lục........................................................................................................................................ iii
1      Dữ liệu môn học................................................................................................................... 4
2      Mục tiêu môn học................................................................................................................. 4
2.1       Mục tiêu tổng quát........................................................................................................ 4
2.2       Năng lực đạt được....................................................................................................... 4
2.3       Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 4
3      Môn học tiên quyết............................................................................................................... 4
4      Tiến trình giảng dạy............................................................................................................... 5
4.1       Cấu trúc tổng quát nội dung học tập.............................................................................. 5
4.2       Cấu trúc chi tiết nội dung môn học................................................................................. 5
5      Đánh giá hoàn tất môn học.................................................................................................... 9
6      Tiêu chuẩn giảng viên............................................................................................................ 9
7      Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 9
8      Ngày soạn thảo, nhóm/người biên soạn............................................................................... 10
9      Phê duyệt chương trình môn học......................................................................................... 10
§           Tên môn học: Toán cao cấp B1
§           Mã môn học:  202124
§           Bộ môn/ Khoa quản lý: Bộ môn Toán, Khoa Khoa học
§           Nhóm môn học: Đại cương
§           Tính chất môn học: Bắt buộc
§           Bố trí giảng dạy: Năm thứ 1, học kỳ 1
§           Số tiết giảng dạy: Tổng số: 30 (Lý thuyết: 16 , Bài tập: 14)
§           Tổng số bài/ chương: 15 bài/ 5 chương
§           Tổng số bài trong năm/học kỳ:  15
§           Số bài trong tuần:  1
§           Mô tả tóm tắt nội dung môn học:
Môn toán cao cấp B1 cung cấp các kiến thức cơ bản của giải tích như các khái niệm Tập hợp và hàm số, Giới hạn của hàm số, các phép tính Vi tích phân và Chuỗi số.
Nắm vững các kiến thức cơ bản của giải tích như giới hạn hàm số, các phép tính vi tích phân, chuỗi số
Tính toán thành thục và biết vận dụng các kiến thức đã học một cách linh   hoạt khi tính toán và xử lí số liệu trong công việc.
-         Kiến thức: Nắm vững và sử dụng được các kiến thức vi tích phân, chuỗi      số
-         Hiểu biết: Vận dụng các kiến thức được học khai thác được các phần mềm tính  toán như Maple, Mathematica
-         Ứng dụng: Giải quyết được các bài toán thực tế sau khi đã được mô hình hóa bằng các công thức toán học
-         Tổng hợp: Nắm vững kiến thức về vi tích phân, chuỗi số để có căn bản tìm hiểu các kiến thức khác có sử dụng Toán học và biết tính toán, xử lí số liệu trong công việc chuyên môn.
Kiến thức cơ bản của chương trình PTTH

Chương mục
Số tiết    
(LT+BT)
Số bài
Các mục tiêu cụ thể
Phương pháp giảng dạy
Tương quan của chương mục đối với môn học
1
2
3
4
5
6
1.Hàm số & giới hạn hàm số
6
3
Nắm được các giới hạn cơ bản và cách tính
Nhấn mạnh các phương pháp tính giới hạn
Khái niệm cơ bản của môn học
2.Đạo hàm & vi phân
4
2
Hiểu được ý nghĩa của đạo hàm, vi phân và nắm vững các phương pháp tính
Nhấn mạnh ý nghĩa thực tế của đạo hàm và vi phân
Khái niệm cơ bản của môn học
3.Tích phân bất định
4
2
Nắm được các phương pháp tính tích phân
Trình bày các phương pháp tính cơ bản
Bài toán ngược của đạo hàm
4.Tích phân xác định
8
4
Biết cách đưa về tích phân xác định và các công thức ứng dụng
Nhấn mạnh ý nghĩa thực tế của định nghĩa
Liên quan tới tích phân bất định
5.Chuỗi số
8
4
Hiểu được khái niệm tổng vô hạn và biết cách khảo sát sự hội tụ
Nhấn mạnh các phương pháp khảo sát sự hội tụ
Liên quan tới khái niệm giới hạn

Chương 1: Hàm số và giới hạn hàm số (6 tiết)

     Tên bài học 1: Tập hợp-Hàm số (2 tiết)
Hoạt động
Giảng viên đặt vấn đề, nêu khái niệm và ví dụ minh họa.Gợi ý cho sinh viên nêu ví dụ trong thực tế.
Nội dung
Số phức, hàm số ngược, các dạng hàm số
Trước khi học
Đọc kĩ chương 1, trang 3-19 của giáo trình (Giáo trình Toán cao cấp B1 ĐH Nông Lâm, chủ biên: Ngô Thiện).
Sau khi học
Sinh viên xây dựng các ví dụ thực tế minh họa các khái niệm tập hợp, hàm số ; làm bài tập 1.1-1.6, trang 36-37 của giáo trình.
Đọc và làm thêm ở tài liệu Bài tập Toán cao cấp, tác giả: Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, tập 1, chương 2, trang 37-39 và tập 2, chương 2, trang 19-22.
Phương pháp   và phương tiện
Trình chiếu bằng PowerPoint, thuyết trình và phát vấn.
 
Tổ chức và thực hiện
Cả lớp nghe giảng và thảo luận
     Tên bài học 2: Giới hạn hàm số (2 tiết)
Hoạt động
Giảng viên giảng và phân tích bài tập.
Nội dung
Định nghĩa giới hạn hàm số, tính các giới hạn vô định bằng các giới hạn cơ bản.
Trước khi học
Đọc kĩ chương 1, trang 20-31 của giáo trình .
Sau khi học
Sinh viên làm bài tập 1.7-1.9, trang 37-39 của giáo trình.
Đọc và làm thêm ở tài liệu Bài tập Toán cao cấp, tác giả: Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, tập 2, chương 3, trang 35-38 .
Phương pháp và phương tiện
Trình chiếu bằng PowerPoint, thuyết trình và phát vấn.
 
Tổ chức và thực hiện
Cả lớp nghe giảng và thảo luận
     Tên bài học 3: Sửa bài tập chương 1 (2 tiết)

Chương 2: Đạo hàm và vi phân (4 tiết)

     Tên bài học 1: Đạo hàm và vi phân (2 tiết)
Hoạt động
Giảng viên giảng và phân tích bài tập. Nhấn mạnh ý nghĩa cơ học của đạo hàm
Nội dung
Ý nghĩa vật lí và hình học của đạo hàm. Định nghĩa vi phân, công thức tính gần đúng xấp xỉ một hàm tùy ý bởi một hàm bậc nhất.
Trước khi học
Đọc kĩ chương 2, trang 41-55 của giáo trình .
Sau khi học
Sinh viên tìm các ví dụ thực tế của khái niệm đạo hàm (tốc độ sinh trưởng của một quần thể, các ví dụ về chuyển động,…), làm bài tập 2.1-5.7, trang 56-57 của giáo trình.
Đọc và làm thêm ở tài liệu Bài tập Toán cao cấp, tác giả: Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, tập 2, chương 4, trang 54-58.
Phương pháp và phương tiện
Trình chiếu bằng PowerPoint, thuyết trình và phát vấn.
 
Tổ chức và thực hiện
Cả lớp nghe giảng và thảo luận
    Tên bài học 2: Sửa bài tập chương 2 (2 tiết)

 
Chương 3: Tích phân bất định (4 tiết)

 Tên bài học 1: Nguyên hàm, tích phân bất định và các phương pháp tính (2 tiết)
Hoạt động
Giảng viên giảng và phân tích bài tập. Nhấn mạnh bài toán tìm nguyên hàm là bài toán ngược của bài toán tìm đạo hàm.
Nội dung
Khái niệm nguyên hàm, tích phân bất định và các tính chất cơ bản.
Các phương pháp đưa về các nguyên hàm cơ bản, đổi biến và tích phân từng phần.
Trước khi học
Đọc kĩ chương 3, trang 58-81 của giáo trình .
Sau khi học
Sinh viên làm bài tập 3.1-3.3, trang 82-84 của giáo trình.
Đọc và làm thêm ở tài liệu Bài tập Toán cao cấp, tác giả: Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, tập 2, chương 6, trang 109-111 .
Phương pháp và phương tiện
Trình chiếu bằng PowerPoint, thuyết trình và phát vấn.
 
Tổ chức và thực hiện
Cả lớp nghe giảng và thảo luận
    Tên bài học 2: Sửa bài tập chương 3 (2 tiết)

Chương 4: Tích phân xác định (8 tiết)

     Tên bài học 1: Tích phân xác định và ứng dụng (2 tiết)
Hoạt động
Giảng viên đặt vấn đề, phân tích định nghĩa và giải thích bài tập. Phân tích kĩ định nghĩa để làm rõ các ứng dụng thực tế : tính diện tích miền phẳng, tính thể tích vật tròn xoay, tính độ dài dây cung…
Nội dung
Định nghĩa tích phân xác định từ bài toán tính diện tích hình thang cong. Các phương pháp tính. Các ứng dụng của tích phân xác định.
Trước khi học
Đọc kĩ chương 4, trang 85-104 của giáo trình .
Sau khi học
Sinh viên xây dựng công thức tính diện tích, thể tích các miền, hình thường gặp như : hình cầu, hình trụ, hình nón…
Sinh viên làm bài tập 4.1-4.14, trang 111-112 của giáo trình.
Đọc và làm thêm ở tài liệu Bài tập Toán cao cấp, tác giả: Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, tập 2, chương 7, trang 132-136 .
Phương pháp và phương tiện
Trình chiếu bằng PowerPoint, thuyết trình và phát vấn.
 
Tổ chức và thực hiện
Cả lớp nghe giảng và thảo luận.
   
Tên bài học 2: Sửa bài tập trang 111-112 của giáo trình (2 tiết)
    Tên bài học 3: Tích phân suy rộng (2 tiết)
Hoạt động
Giảng viên giảng và giải thích bài tập.
Nội dung
Tích phân suy rộng trên miền vô hạn (loại 1) và với hàm không bị chặn (loại 2). Làm rõ ý nghĩa thực tế của tích phân suy rộng là diện tích của các miền không bị chặn.
Trước khi học
Đọc kĩ chương 4, trang 105-110 của giáo trình .
Sau khi học
Sinh viên làm bài tập 4.15, trang 114 của giáo trình.
Đọc và làm thêm ở tài liệu Bài tập Toán cao cấp, tác giả: Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, tập 2, chương 7, trang 136-137.
Phương pháp và phương tiện
Trình chiếu bằng PowerPoint, thuyết trình và phát vấn.
 
Tổ chức và thực hiện
Cả lớp nghe giảng và thảo luận
     Tên bài học 4: Sửa bài tập trang 113-114 của giáo trình (2 tiết)

Chương 5: Chuỗi số (8 tiết)

   Tên bài học 1: Chuỗi số và các tiêu chuẩn hội tụ (2 tiết)
Hoạt động
Giảng viên giảng và giải thích bài tập.
Nội dung
Định nghĩa chuỗi số, sự hội tụ và phân kì của chuỗi. Chuỗi dương và các tiêu chuẩn hội tụ.Chuỗi đan dấu, tiêu chuẩn Leibnitz.
Trước khi học
Đọc kĩ chương 5, trang 115-130 của giáo trình .
Sau khi học
Sinh viên làm bài tập 5.1-5.7, trang 144-145 của giáo trình.
Đọc và làm thêm ở tài liệu Bài tập Toán cao cấp, tác giả: Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, tập 2, chương 8, trang 168-170
Phương pháp và phương tiện
Trình chiếu bằng PowerPoint, thuyết trình và phát vấn.
 
Tổ chức và thực hiện
Cả lớp nghe giảng và thảo luận
    Tên bài học 2:  Sửa bài tập 5.1-5.7, trang 144-145 của giáo trình (2 tiết)
    Tên bài học 3:  Chuỗi lũy thừa (2 tiết)
Hoạt động
Giảng viên giảng và giải thích bài tập.
Nội dung
Chuỗi lũy thừa, miền hội tụ. Bán kính hội tụ và cách tìm.
Trước khi học
Đọc kĩ chương 5, trang 131-143 của giáo trình .
Sau khi học
Đọc và làm thêm ở tài liệu Bài tập Toán cao cấp, tác giả: Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, tập 2, chương 8, trang 172-175
Phương pháp và phương tiện
Trình chiếu bằng PowerPoint, thuyết trình và phát vấn.
 
Tổ chức và thực hiện
Cả lớp nghe giảng và thảo luận
    Tên bài học 4: Sửa bài tập 5.8-5.16, trang 145-147 của giáo trình (2 tiết)

-           Kiểm tra giữa kì: 20%, bài tập: 20%
-           Thi cuối kì: 60%   
-         Kinh nghiệm: Hết thời gian tập sự
-         Chuyên môn: Tốt nghiệp ĐH ngành Toán học, khả năng sư phạm tốt, biết cách trình bày vấn đề một cách cô đọng và dễ hiểu.
Tiếng Việt
Đỗ Công Khanh, Nguyễn Minh Hằng và Ngô Thu Lương, 2002. Giải tích   hàm  một biến. Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 197 trang. 
Ephimôp A.V. và Đemiđôvich B.P., 1996. Đại số tuyến tính và cơ sở Giải tích toán học (Trần Lưu Cường, Nguyễn Bá Thi, Nguyễn Nam Bắc và Huỳnh Bá Lân dịch). Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 529 trang.
Ngô Thu Lương và Nguyễn Minh Hằng, 2000. Bài tập toán cao cấp 1 (Giải tích hàm một biến). Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 406 trang. 
Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh và Nguyễn Hồ Quỳnh, 2004. Toán học cao cấp, tập 2, tái bản lần thứ 7. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 237 trang.
Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh và Nguyễn Hồ Quỳnh, 2008. Bài tập Toán học cao cấp, tập 1, tái bản lần thứ 12. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 415 trang.
Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh và Nguyễn Hồ Quỳnh, 2008. Bài tập Toán học cao cấp, tập 2, tái bản lần thứ 12. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 272 trang.
Tiếng Anh
Spiegel M.R, 1974. Theory and problems of advanced caculus. SI editon,  McGraw- HillBook Co., Singapore, 384 pages.
Rudin W., 1976. Principles of Mathematical Analysis. Third editon, McGr-Hill Book Co., Singapore, 342 pages.
-         Ngày biên soạn: 8/2007
-         Nhóm biên soạn:

Họ và tên
Nghề nghiệp
Tên cơ quan
Địa chỉ
1) Ngô Thiện
Giảng viên
Đại học Nông Lâm TpHCM
Thủ Đức-Tp.HCM
2) Hồ Ngọc Kỳ
Giảng viên
Đại học Nông Lâm TpHCM
Thủ Đức-Tp.HCM

                                                                                           
                                                                                            Người biên soạn
                               
                                                                                           HỒ NGỌC KỲ       
-         Trưởng bộ môn Toán
 
 
 
-         Hội đồng Khoa học Khoa:

Số lần xem trang: 2269
Điều chỉnh lần cuối: 15-09-2018

Trang liên kết

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : năm ba năm chín

Xem trả lời của bạn !